Trước đây, bà con thường lấy lạc vụ trước làm giống, không có lựa chọn dẫn đến giống thoái hoá, năng suất kém. Chính vì vậy, từ năm 2003, Nghi Lộc bắt đầu triển khai phục tráng giống lạc L14. Với năng suất từ 16 - 17 tạ/sào, bình quân mỗi năm huyện Nghi Lộc đạt sản lượng gần 8.000 tấn lạc. Nhờ hạt lạc thu hoạch đều và chất lượng hơn nên giá trị tăng bình quân 25-30% so với trước đây. (Trong ảnh: Người dân xóm 2, xã Nghi Long chăm sóc lạc Xuân L14 trên thửa đất được giao. Ảnh: Nguyễn Hải) |
Mô hình lạc nguyên chủng L14 ở xã Nghi Khánh có diện tích 10 ha, trong đó người dân được hỗ trợ 50% tiền giống và rất phù hợp với đồng đất cát bạc màu. Từ những mô hình này, đến nay toàn huyện Nghi Lộc đã có 90% trên tổng số gần 3.000 ha lạc được trồng bằng giống L14. Trong ảnh: Kỹ sư Võ Tá Long - Trạm trưởng trạm khuyến nông Nghi Lộc kiểm tra mô hình lạc nguyên chủng L14 ở xóm Long Nam, xã Nghi Khánh. Ảnh: Nguyễn Hải. |
Giống lúa HN6 đang trồng tại xóm 9, xã Nghi Hoa. Trong điều kiện chăm sóc bình thường nhưng mô hình 1 ha lúa HN6 đang phát triển rất tốt và dự kiến khoảng 1 tháng nữa sẽ thu hoạch. Với năng suất khoảng 65 - 70 tạ/ha và thời gian sinh trưởng ngắn (từ 85 - 90 ngày), lúa thuần HN6 rất phù hợp với điều kiện đồng đất chiêm trũng thiếu nước tưới nhưng hay bị lũ lụt như Nghi Lộc. Dự kiến vụ hè thu tới, huyện Nghi Lộc sẽ tiếp tục nhân rộng diện tích lúa thuần HN6 lên khoảng 30 ha. Ảnh: Nguyễn Hải |
Với nhiều ưu điểm nên lúa HN6, trên thực tế, trước khi khuyến nông huyện làm mô hình, một số hộ dân đã trồng thử cho kết quả rất tốt. Ban đầu được huyện hỗ trợ 100% kinh phí mua giống. Ảnh: Nguyễn Hải |
Bên cạnh lạc L14 và giống lúa thuần HN6, trong vòng 5 năm lại đây, hành tăm là cây trồng bản địa cho thu nhập cao ở Nghi Lộc. Được huyện khuyến khích và hỗ trợ, diện tích hành tăm chỉ từ vài chục ha năm 2013, đến nay, toàn huyện đã có trên 220 ha. (Trong ảnh: chăm sóc hành tăm tại xóm 5, xã Nghi Lâm. Đây là xã có diện tích hành tăm lớn nhất huyện Nghi Lộc với khoảng gần 50 ha. Ảnh: Nguyễn Hải) |
Gần đây, mỗi sào hành tăm được làm xen và gối vụ với cây trồng khác (ngô hoặc thuốc lào) nên thu nhập rất khá, bình quân từ 15- 20 triệu/sào. (Trong ảnh: Người dân xóm 2, xã Nghi Thuận trồng và chăm sóc vườn thuốc lào cùng lúc với thu hoạch hành tăm. Ảnh: Nguyễn Hải) |
Tác giả bài viết: Nguyễn Hải
Nguồn tin: baonghean.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã