Học tập đạo đức HCM

Mường Nhé làm gì để có nông thôn mới?

Thứ sáu - 31/08/2018 00:28
Tôi từng nhiều lần đến với huyện Mường Nhé (Điện Biên), thấu hiểu những khó khăn của địa bàn này. Bởi thế, trong lần trở lại này, trong tôi luôn trăn trở câu hỏi: Ở miền biên viễn này, nơi cách trung tâm tỉnh Điện Biên tới hơn 200 km với núi non hiểm trở; dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số với trình độ canh tác lạc hậu, sống rải rác bên những sườn đồi… thì Mường Nhé sẽ làm gì để có nông thôn mới (NTM)?

Trả lời cho câu hỏi này, Chủ tịch UBND huyện - ông Lù Văn Thanh, tâm sự: “Mường Nhé gian khó lắm nhưng Mường Nhé sẽ làm hết sức mình để vươn lên chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong thời gian sớm nhất có thể”.

Nhiều hộ đồng bào dân tộc ở vùng cao Mường Nhé đã có cuộc sống ấm no.
Nhiều hộ đồng bào dân tộc ở vùng cao Mường Nhé đã có cuộc sống ấm no.

Ấn tượng đầu tiên với những thay đổi ở Mường Nhé là sắc xanh của những vườn đồi. Sắc xanh ấy hôm nay không phải chỉ có cây rừng hoang dại mà đã có sự gắn bó hài hòa giữa bảo vệ môi trường cùng với nâng cao đời sống người dân. Trên những nương vườn đất dốc, cây ngô, cây sắn, lúa nương không còn độc chiếm thị phần. Hơn 1.200 ha cây cao su, trong đó có hơn 200 ha đã cho thu hoạch mủ; hàng trăm ha cây cà phê, cây thảo quả cùng nhiều cây lâu năm khác đang được Mường Nhé đẩy mạnh gieo trồng, chăm sóc để tạo ra những nguồn thu lớn và ổn định.

Bên cạnh những cây trồng truyền thống, những nương đậu tương, lạc, rau xanh, củ, quả giống mới đã được nông dân đưa vào sản xuất, vừa tăng thu nhập trên 1ha đất, vừa cải tạo đất hữu hiệu và giúp nông dân thoát cảnh làm ăn 1 vụ/năm.

Ý thức rõ thu nhập là then chốt của NTM, Mường Nhé đã triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện đời sống cho người dân. Không chỉ trên lĩnh vực trồng trọt; trong lĩnh vực chăn nuôi cũng đã xuất hiện nhiều cái mới, tạo đà cho kinh tế hộ đi lên. Ở nhiều bản của các xã: Leng Su Sìn, Mường Toong, Mường Nhé… đang có những bãi chăn thả gia súc với số lượng đàn lớn, đan xen cả trâu, bò, dê, ngựa…

Theo báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện Mường Nhé, đến hết tháng 6, đàn gia súc trên địa bàn đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2017: Đàn trâu 8.768 con, đàn bò 4.498 con, đàn lợn 15.948 con, đàn dê 3.859 con, gia cầm các loại 120.400 con. Diện tích nuôi trồng thủy sản tiếp tục duy trì và mở rộng, tổng diện tích nuôi trồng 137,3 ha, sản lượng nuôi trồng đạt 72,2 tấn, sản lượng khai thác đạt 3,6 tấn...

Những kết quả đạt được trong lĩnh vực sản xuất của Mường Nhé chưa lớn nhưng đó là kết quả của sự chuyển đổi trong nhận thức và tư duy của người nông dân. Sự chuyển đổi đó sẽ mang lại sự phát triển bền vững và ngày càng mạnh mẽ với tam nông nơi đây. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn đã giảm 2% so với cuối năm 2017.

Cũng chính nhờ sự chuyển đổi đó mà nông thôn mới ở Mường Nhé hôm nay đã đạt những kết quả đáng khích lệ: Không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí; trong đó có 1/11 xã đạt 16 tiêu chí (xã Sín Thầu) và phấu đấu có xã đầu tiên cán đích NTM vào năm 2019.

Theo Minh Ngọc/baotrangtraiviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập387
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại810,764
  • Tổng lượt truy cập90,874,157
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây