Học tập đạo đức HCM

Nâng giá trị qua liên kết chăn nuôi

Thứ ba - 25/11/2014 20:22
Theo mô hình liên kết trong chăn nuôi, người nông dân không chỉ yên tâm vì được bao tiêu sản phẩm khi sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó mà quan trọng hơn, người nông dân còn được hướng dẫn chăn nuôi theo quy trình “sạch” đảm bảo chất lượng, môi trường, duy trì đàn lâu dài, tốn ít thời gian, công sức chăm sóc…

Giảm rủi ro cho nông dân

Nông dân Ngô Việt Tiến (xã Thanh Lương, thị xã Long Bình, tỉnh Bình Phước) vẫn còn bị “ám ảnh” bởi dịch cúm gia cầm hồi đầu năm 2014, khiến cho giá cả chăn nuôi xuống thấp. Dịp Tết rồi, giá gà gần như xuống đáy khi chỉ còn 44 nghìn đồng/kg, khiến cho cứ mỗi kg gà bán ra người nông dân phải chịu thua lỗ từ 10 - 15 nghìn đồng/kg.


Mô hình nuôi gà thả vườn sinh thái

Lợi nhuận thu về không đủ để bù đắp chi phí khiến nông dân khó tính chuyện tái đàn hay mở rộng chăn nuôi. Không ít nông hộ đã phải xóa đàn hoặc xoay xở tìm cách làm ăn khác.

Đối với phần lớn bà con nông dân tại nhiều tỉnh thành miền Đông Nam bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, nơi tập trung nhiều mô hình chăn nuôi trang trại hoặc quy mô hộ gia đình, những rủi ro về dịch bệnh và giá cả lên xuống bấp bênh luôn khiến cho đời sống của họ gặp nhiều khó khăn, vất vả. Thậm chí, nhiều gia đình còn lâm vào cảnh trắng tay. Nhưng đó là câu chuyện trước kia.

Từ khi mô hình chăn nuôi liên kết bao tiêu sản phẩm với DN xuất hiện tại địa phương đã mở ra cho người nông dân một hướng đi mới.

Với quy mô đàn gà thả vườn hơn 3 nghìn con, mỗi năm nuôi được từ 2-3 lứa theo phương pháp sinh thái đạt hiệu quả kinh tế cao, hộ ông Lê Văn Ơn (ấp 1, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) thu về trên 100 triệu đồng/lứa, đã trừ chi phí. Nhờ liên kết trong chăn nuôi, hộ ông Ơn được đối tác bao tiêu sản phẩm, tư vấn kỹ thuật chăm sóc và chuồng trại để giảm thiểu dịch bệnh phát tán, hạn chế thiệt hại nên hiệu quả cao hơn nhiều so với mô hình chăn nuôi khác.

“Về con giống và thức ăn chăn nuôi đã có DN liên kết hỗ trợ cho người nông dân, không chỉ chi phí đầu tư đã giảm đi một nửa mà còn giúp người nông dân yên tâm hơn trong sản xuất”, ông Ơn chia sẻ. Theo những mô hình này, người nông dân không chỉ yên tâm vì được bao tiêu sản phẩm khi sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó mà quan trọng hơn, người nông dân còn được hướng dẫn chăn nuôi theo quy trình “sạch” đảm bảo chất lượng, môi trường, duy trì đàn lâu dài, tốn ít thời gian, công sức chăm sóc…

Bà Lê Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khẳng định, theo định hướng phát triển nông nghiệp trong thời gian tới, ngành chăn nuôi sẽ được chú trọng, đặc biệt là chăn nuôi dưới tán cây công nghiệp dài ngày (cao su, điều, cây ăn trái…), phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Việc xây dựng các mô hình liên kết giá trị chăn nuôi theo chuỗi giữa người nông dân và DN bao tiêu không chỉ đem lại lợi ích kinh tế trước mắt cho các bên mà còn tạo ra sự phát triển bền vững cho nền nông nghiệp và người tiêu dùng hưởng lợi từ nền sản xuất sạch, an toàn.

Hiệu quả từ liên kết ba nhà

Ông Vũ Minh Long, Tổng giám đốc CTCP Phát triển Thanh niên xung phong (Adeco) cho biết, mục tiêu của chuỗi liên kết mà DN hướng đến chính là cung ứng được nguồn sản phẩm ngay từ khâu đầu vào cho thị trường, từ đó tạo uy tín cho DN. Bởi ngay từ khâu con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y đến quy trình chăm sóc, xuất chuồng đều được đảm bảo nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn VietGap.

Với liên kết này, người nông dân sẽ đứng ở vị trí trung tâm còn DN chỉ hỗ trợ về quy trình cũng như đảm bảo về thu mua với những sản phẩm chất lượng. Trong khi đó, đối với mỗi hộ chăn nuôi, Adeco còn cam kết hỗ trợ ưu đãi giảm giá 200 đồng và 5%/kg trên đơn giá công bố (trước thuế) cho các hộ chăn nuôi theo chuỗi giá trị.

“Dịch bệnh là mối lo ngại của người chăn nuôi. Nhưng khi tham gia liên kết, nếu thực hiện đúng quy trình nuôi mà rủi ro dịch bệnh vẫn xảy ra, công ty sẽ xem xét biện pháp hỗ trợ phù hợp nhằm giảm thiểu thiệt hại”, ông Long cam kết.

Theo ông Phan Văn Túy, Tổ trưởng Tổ Hợp tác xã nuôi gà xã Thanh Lương, do tính lợi ích mà mô hình đem lại, hiện nay rất nhiều hộ nông dân trên địa bàn muốn xin gia nhập vào tổ. Nhưng vì kinh phí hạn hẹp để có thể cho vay gối đầu mua con giống, thức ăn chăn nuôi, trước mắt tổ mới duy trì 17 hội viên. Đồng thời, việc để người nông dân có thể chuẩn hóa quy trình chăn nuôi, chuồng trại nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra cũng không phải là vấn đề đơn giản.

Hiện nay, trung bình để đầu tư một mô hình chăn nuôi sinh học theo hướng VietGap phải đầu tư ít nhất từ 200 - 300 triệu đồng, gồm xây dựng chuồng trại và mua sắm một số máy móc công nghệ hỗ trợ như đệm lót sinh học, lồng ấp… Đó là chưa kể đến việc người nông dân phải có sẵn vườn cây rộng là nơi tập trung chăn nuôi gà, vịt theo đúng quy trình. Nếu chỉ tính riêng một tổ hợp liên kết với DN bao tiêu đã có thể cung ứng khoảng 100 nghìn con gà/năm, do có hộ nuôi đến 6.000 con/lứa.

Tuy nhiên, theo quan điểm từ các bên tham gia mô hình, do đây là chuỗi liên kết xuất phát từ nhu cầu của DN và người nông dân nên vẫn chưa có sự tham gia từ phía các ngân hàng để hỗ trợ cho người nông dân từ khâu vốn liếng ban đầu, ngoài nguồn vốn tự có và vốn từ một số tổ chức nông hội còn khá hạn hẹp. Trong khi đó, DN đã cơ bản đứng ra làm đầu mối và đảm bảo về bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ con giống, giá cả thức ăn, cũng như chịu một phần rủi ro nếu xảy ra.

Đây cũng là nỗi băn khoăn của chính quyền địa phương tỉnh Bình Phước khi dự kiến xây dựng kế hoạch trung bình mỗi năm phát triển khoảng 10 tổ hợp liên kết chuỗi giá trị, bao tiêu sản phẩm, nhưng nguồn lực để thúc đẩy còn hạn hẹp và chưa có sự tham gia của các ngân hàng nhằm hỗ trợ cho người nông dân. Điều này có thể khiến cho mục tiêu phát triển chăn nuôi nông hộ theo chuỗi liên kết bền vững khó có thể đạt được kỳ vọng đặt ra.

Thanh Tuyết
theo thoibaonganhang

Bình luận


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập180
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm177
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại994,178
  • Tổng lượt truy cập91,057,571
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây