Học tập đạo đức HCM

Nghĩa Hưng phát triển đúng hướng

Thứ năm - 14/09/2017 10:22
Kết thúc năm 2016, huyện có 11 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM. Đến tháng 6/2017, huyện có 25 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM, tức là đạt 100% số xã, thị trấn trong huyện. Phấn đấu đến cuối năm 2017, Nghĩa Hưng sẽ được Chính phủ công nhận là huyện đạt chuẩn NTM.
Kênh, mương, sông đào là nguồn tưới tiêu tự chảy quan trọng của huyện

Nằm kẹp giữa hai con sông lớn, là sông Đáy và sông Ninh Cơ cùng đổ ra biển. Một huyện biển có thế mạnh với 8 ngàn ha bãi bồi thuộc vùng đất công, trong đó 6 ngàn ha bãi bồi nuôi trồng thủy hải sản. Là một trong hai huyện có năng suất lúa cao nhất tỉnh Nam Định.

Trong chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung cao độ cho công tác chỉ đạo xây dựng NTM theo hướng phù hợp nhất với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, với khả năng và thế mạnh của một huyện vùng biển.

Kết thúc năm 2016, huyện có 11 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM. Đến tháng 6/2017, huyện có 25 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM, tức là đạt 100% số xã, thị trấn trong huyện. Phấn đấu đến cuối năm 2017, Nghĩa Hưng sẽ được Chính phủ công nhận là huyện đạt chuẩn NTM.

Như trên đã nói, Nghĩa Hưng là một huyện duyên hải thuần nông, khai thác triệt để thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Một thuận lợi “trời cho” của Nghĩa Hưng, là hệ thống tưới tiêu cơ bản là tự chảy. Cộng với sự cần cù, chịu khó, khai thác được “chất xám” của các cán bộ nông nghiệp và của các “lão nông tri điền”, nên đã nhiều năm nay, Nghĩa Hưng là 1 trong 2 huyện có năng suất lúa cao nhất tỉnh, lúa gạo có chất lượng vượt trội, nhiều tiềm năng xuất khẩu.

Là huyện có hơn 16km bờ biển, Nghĩa Hưng chú trọng đến phát triển kinh tế biển, đặc biệt là nuôi trồng thủy hải sản với diện tích trên 6.000ha bãi bồi ven biển.

Trong xây dựng NTM, có thể nói Nghĩa Hưng đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Đoàn kết, thống nhất trong quản lý, chỉ đạo, điều hành. Đặt lợi ích của dân lên trên hết, mở rộng dân chủ với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”.

Thực hiện chủ trương mở rộng và cứng hóa đường trong xóm, thôn, từ dự toán đến phân bổ các khoản đóng góp của dân, sử dụng vốn hỗ trợ của xã… rồi thi công giám sát đều bàn bạc công khai, dân chủ trong dân. Xác định hoạt động trọng tâm, trọng điểm, tất cả các hoạt động đều xây dựng kế hoạch với lộ trình, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng tập thể, cá nhân tham gia.

Ví dụ như về kết cấu hạ tầng giao thông, quy định rõ việc xây dựng đường giao thông đến khu trung tâm xã, thị trấn, trách nhiệm của dân tự giải phóng mặt bằng, kể cả hiến đất. Còn xã có trách nhiệm xây dựng hệ thống thoát nước. Khi nào xong, huyện sẽ đầu tư để làm mặt đường…

Khu công nghiệp nằm trên địa bàn huyện

Trong từng hoạt động, đều xây dựng mô hình. Nghĩa Hưng đã triển khai mô hình đưa kỹ sư, thạc sĩ là những cán bộ của Phòng NN-PTNT về trực tiếp chỉ đạo canh tác, hướng dẫn cụ thể trên từng thửa ruộng của từng xã. Từ đó đánh giá rút kinh nghiệm, rồi triển khai ra diện rộng. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân cơ bản, giúp cho năng suất lúa Nghĩa Hưng đứng nhất, nhì trong tỉnh.

Công tác chăm lo sức khỏe, chăm lo việc học tập cho dân cũng được huyện đặc biệt chú ý. Huyện đặt mục tiêu xây dựng các xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Đến nay, 100% số xã, thị trấn trong huyện đều đạt chuẩn này. Hiện tỷ lệ trường chuẩn Quốc gia của Nghĩa Hưng cao nhất tỉnh.

Không chỉ khai thác thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, trong khai thác, nuôi trồng thủy hải sản (kể cả đánh bắt xa bờ), Nghĩa Hưng còn tận dụng thế mạnh để phát triển công nghiệp, nhất là các cụm công nghiệp trên quy mô lớn, chất lượng cao, thu hút nhiều lao động. 

Nghĩa Hưng đang trên đà phát triển và còn tiến xa hơn nữa. Chương trình xây dựng NTM đã và đang đi đúng hướng.

Hiện nay, toàn huyện có 5 khu, cụm công nghiệp vào loại lớn của tỉnh. Đó là khu may mặc thu hút hơn 2.000 công nhân ở xã Nghĩa Thái. Khu may mặc, giày da thu hút hơn 2.000 công nhân ở xã Nghĩa Sơn. Khu may mặc ở xã Nghĩa Lạc, thị trấn Quỹ Nhất. Đặc biệt khu giày da ở xã Nghĩa Minh, có thể thu hút hơn 4.000 công nhân…
Theo Đô Báo Châu/Nông Nghiệp.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập317
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm313
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại722,997
  • Tổng lượt truy cập90,786,390
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây