Học tập đạo đức HCM

Nhiều mô hình sản xuất mới, hiệu quả ở Ðác Nông

Thứ bảy - 08/02/2014 03:37
Trong những năm qua, tỉnh Ðác Nông đã tập trung quy hoạch các vùng chuyên canh cây trồng và có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KHKT), công nghệ cao vào sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tái cơ cấu nền nông nghiệp.

Cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương về Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, ngày 7-4-2011, Tỉnh ủy Ðác Nông đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2010-2015. Ðến nay, sau hơn ba năm thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn nông dân ứng dụng KHKT vào sản xuất và đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới, hiệu quả.

Ðến xã Ðác R'moan, thị xã Gia Nghĩa, chúng tôi được biết, những năm gần đây, nhiều nông dân mạnh dạn đưa các loại giống cây trồng mới và ứng dụng KHKT vào sản xuất cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ghé thăm gia đình anh Trần Minh Thiện, ở thôn Tân Hòa chỉ trồng hơn một ha tiêu giống Vĩnh Linh, nhưng mỗi năm anh thu được hơn 500 triệu đồng. Anh Thiện phấn khởi cho biết: "Tôi sinh sống ở đây đã nhiều năm và trồng nhiều loại cây nhưng hiệu quả không cao. Trong một lần đi tập huấn, tôi được giới thiệu về giống tiêu Vĩnh Linh, có nhiều ưu điểm nên đã tìm mua các tài liệu về tìm hiểu. Sau đó, tôi đã mạnh dạn đầu tư trồng hơn 1.000 trụ tiêu giống. Ðược cán bộ khuyến nông địa phương hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, cộng với đất đai ở đây màu mỡ nên cây tiêu phát triển rất tốt và cho năng suất khá cao. Với diện tích chỉ hơn một ha, mỗi năm tôi thu được từ bốn đến năm tấn tiêu, với giá như hiện nay là 160.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí tôi thu lãi hơn 500 triệu đồng". Từ mô hình của gia đình anh Thiện, nhiều nông dân ở xã Ðác R'moan học tập, làm theo nên đã thoát nghèo bền vững. Theo thống kê của UBND xã Ðác R'moan, hiện nay trên địa bàn có khoảng 300 ha tiêu, trong đó phần lớn diện tích được trồng bằng giống tiêu Vĩnh Linh, với năng suất đạt từ 3,5 đến 4,5 tấn hạt/ha, mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho nông dân.

Ngoài mô hình trồng tiêu, hiện nay trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa còn có nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Ðặc biệt đã xây dựng được mười mô hình trang trại trồng cây ăn quả, với quy mô mỗi trang trại từ năm đến 25 ha, trong đó có trang trại Gia Trung ở xã Ðác Nia có diện tích lên đến 62 ha. Bên cạnh đó, trên địa bàn thị xã cũng đã xuất hiện những mô hình tập thể sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như Hợp tác xã nông lâm nghiệp - thương mại, dịch vụ Tia Sáng ở xã Ðác R'moan trồng rau an toàn; Tổ hợp tác trồng hoa tại phường Nghĩa Phú và hai tổ hợp tác trồng rau an toàn tại các phường Nghĩa Phú, Nghĩa Trung... Các mô hình đều hướng đến sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Trưởng phòng Kinh tế thị xã Gia Nghĩa Nguyễn Viết Vui cho biết: Ðể có được kết quả đó, trong hai năm qua, thị xã đã triển khai được 59 lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Ngoài những mô hình do nông dân tự đầu tư trồng các loại giống mới, xây dựng nhà kính, nhà màng, nhà lồng, hệ thống tưới tự động..., thị xã cũng đã hỗ trợ hơn 1,6 tỷ đồng cho 23 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. Hiện tại, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp chất lượng cao đã đạt thu nhập từ 100 đến 150 triệu đồng/ha.

Không chỉ những địa phương có nhiều thuận lợi như thị xã Gia Nghĩa mà ở huyện biên giới Tuy Ðức, trong những năm qua, việc sản xuất theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng được đẩy mạnh. Ðến nay đã có nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình trồng măng tây xanh ở Ðác R'tíh và Quảng Tâm; mô hình trồng cây mắc ca ở Quảng Trực; mô hình trồng khoai lang cao sản; mô hình trồng hoa ly, lay ơn, địa lan ở Quảng Tâm, Ðác Búc So và một số loại rau xanh... mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha. Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Ðức Nguyễn Hữu Huân cho biết: Tuy Ðức có địa bàn rộng, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, phù hợp nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên, do đồng bào DTTS chiếm hơn 40% số dân của huyện, trình độ dân trí thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, tập quán canh tác còn lạc hậu... nên hiệu quả sử dụng đất còn rất thấp. Ðể nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy, huyện đã xây dựng được ba tiểu vùng kinh tế đặc thù với những loại cây trồng, vật nuôi phù hợp. Ngoài ra, huyện cũng đã quy hoạch và xây dựng khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại xã Quảng Tâm, đồng thời chú trọng xây dựng các mô hình trình diễn, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư chuyển giao KHKT cũng như lồng ghép, đưa các chương trình, dự án vào để người dân tham gia sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhờ đó, đến nay tổng diện tích cây trồng của toàn huyện đã lên đến 36.329 ha và huyện đã định hình được một số cây trồng chủ lực như: cà-phê là 17.114 ha, cây cao-su: 7.750 ha, cây hồ tiêu: 619 ha, khoai lang: 2.500 ha... với năng suất, sản lượng khá cao. Nhờ mạnh dạn ứng dụng KHKT vào sản xuất nên hiện nay nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm như gia đình ông Ðiểu Phi, Ðiểu Ong, Ðiểu Ngót... ở xã Ðác R'tíh mỗi năm sau khi trừ chi phí thu lãi hơn 300 triệu đồng từ trồng cà-phê, cao-su, điều...

Nguồn: nhandan.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập447
  • Hôm nay38,628
  • Tháng hiện tại743,741
  • Tổng lượt truy cập90,807,134
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây