Học tập đạo đức HCM

Những khu dân cư xanh

Thứ hai - 27/11/2017 22:52
Tại nhiều địa phương khi xây dựng nông thôn mới, tiêu chí đáng quan tâm nhất chính là môi trường. Làm sao để vừa đảm bảo đời sống vật chất cho người nông dân lại vừa lưu giữ những giá trị cốt lõi của môi trường với những khu dân cư nông thôn mới?

Những khu dân cư xanh

Tại nhiều địa phương khi xây dựng nông thôn mới, tiêu chí đáng quan tâm nhất chính là môi trường. Làm sao để vừa đảm bảo đời sống vật chất cho người nông dân lại vừa lưu giữ những giá trị cốt lõi của môi trường với những khu dân cư nông thôn mới?

Những con đường bê tông thẳng tắp cùng hàng rào xanh mướt tạo diện mạo vô cùng ấn tượng ở các xã nông thôn mới. Ảnh: TL.
 
Từ điểm sáng Hà Tĩnh, quá trình thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh rất nhiều địa phương đã có những cách làm hay, sáng tạo để thực hiện tốt tiêu chí thứ 17 – bảo vệ môi trường. Điển hình trong đó phải kể đến mô hình Khu dân cư văn hóa kiểu mẫu của MTTQ huyện Đạ Tẻh.
 
Đi dọc các tuyến đường làng, ngõ xóm  là những vạt hoa cỏ lạc, hoa mười giờ vô cùng bắt mắt (Lâm Đồng). Từ khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (2015) hơn 100 khu dân cư trên địa bàn 11 xã, thị trấn của huyện Đạ Tẻh đều tiến hành xây dựng Khu dân cư kiểu mẫu. Xã này, khu dân cư này làm đẹp thì tiếp tục lan tỏa sang các xã, thôn khác. 
 
Theo  ông Bùi Văn Hùng, Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh, trong quá trình xây dựng NTM, thì tiêu chí về môi trường luôn được đặt lên hàng đầu. Trong đó, những vấn đề được các xã đặc biệt quan tâm để cải thiện môi trường sống là thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng khu dân cư kiểu mẫu.
 
Nếu như ngày trước, qua mỗi vụ sản xuất lúa cũng đồng nghĩa với việc người nông dân nơi đây đã sử dụng và thải ra môi trường một lượng lớn bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật. Nhưng nay ý thức của người dân đã được cải thiện rõ rệt. Tại các xã, thị trấn khu vực trung tâm huyện thì rác thải sinh hoạt đều đã xử lý tập trung, các xã xa trung tâm thì người dân tự xử lý tại vườn nhà bằng cách chôn lấp. Đối với chai lọ và bao bì thuốc trừ sâu, phân bón thì tại các xã đều xây dựng thùng chứa ngay đồng ruộng. 
 
Huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) mặc dù về đích nông thôn mới từ 2015 nhưng địa phương này tiếp tục duy trì và phát triển huyện trở thành nông thôn kiểu mẫu với nhiều mô hình điển hình, trong đó có phong trào phụ nữ “5 không, 3 sạch”.
 
Chọn mô hình này bởi nó thiết thực và hiệu quả với từng gia đình, khu dân cư với các nội dung không đói nghèo, không vi phạm pháp luật, không bạo lực gia đình, không sinh con thứ 3, trẻ không bỏ học, suy dinh dưỡng và 3 sạch gồm sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ. 
 
Chỉ riêng 10 tháng đầu năm 2017 đã có xấp xỉ 900 hộ phụ nữ đạt tiêu chuẩn “5 không, 3 sạch”. Hiện 10/10 xã, thị trấn của huyện đã tổ chức triển khai những hoạt động cụ thể hướng tới môi trường. Hội LHPN các xã, thị trấn đều xây dựng các tuyến đường hoa sáng, đường xanh, vận động nhân dân không xả rác bừa bãi.
 
Việc ra quân dọn vệ sinh được duy trì thường xuyên, tưới nước, chăm sóc, giúp cây xanh, hoa cảnh được thực hiện tốt. Hội LHPN cơ sở thường xuyên vận động nhân dân dọn dẹp dọc các tuyến đường, xây dựng bờ kè, đổ đất và trồng hoa như hoa hồng, hoa mười giờ, hoa tím, chuỗi ngọc và nhiều loại hoa khác…vô cùng bắt mắt.
 
Hay như ở Long An người dân vẫn nhắc nhiều đến mô hình Chi Hội 3 sạch (Ăn sạch- Ở sạch- Sản xuất sạch và bền vững) như một điển hình trong công tác bảo vệ môi trường. Xây dựng điểm đầu tiên tại xã An Thạnh, huyện Bến Lức và xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh, đây là mô hình do Hội Nông dân tỉnh phát động và phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường cùng thực hiện.
 
Tham gia mô hình, các chi Hội thường xuyên tổ chức sinh hoạt, tuyên truyền những nội dung về bảo vệ môi trường, giới thiệu nội dung “3 sạch” trong cán bộ, hội viên, nông dân tại các cuộc họp lệ, các buổi sinh hoạt báo, bản tin, phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo… Đồng thời, vận động cán bộ, hội viên, nông dân đăng ký và cam kết thực hiện nội dung “3 sạch”, gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
 
Cùng với các xã nông thôn mới, tính đến nay, 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã được xây dựng các mô hình điểm và nhân rộng với các loại hình, tên gọi cụ thể: “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường” và “Khu dân cư thực hiện hài hoà xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường”…
 
Từ mô hình, đã có nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động đa dạng, thiết thực về bảo vệ môi trường được hình thành ở các địa bàn dân cư. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền về nội dung bảo vệ môi trường được duy trì thường xuyên, có tác dụng tích cực, tạo thành phong trào trên địa bàn, giúp người dân xây dựng “thói quen tốt” về bảo vệ môi trường.
Theo Thanh Thuye/Báo Đại Đoàn Kết.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập393
  • Máy chủ tìm kiếm29
  • Khách viếng thăm364
  • Hôm nay83,123
  • Tháng hiện tại788,236
  • Tổng lượt truy cập90,851,629
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây