Học tập đạo đức HCM

Những triệu phú thôn quê

Chủ nhật - 14/04/2013 23:45
8 hội viên nông dân tiêu biểu được Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích sản xuất, kinh doanh giỏi trong nhiệm kỳ 2008-2013.

Mỗi người ở một làng xã khác nhau, nhưng họ có điểm chung ở đức tính cần kiệm, dám nghĩ, dám làm để khi trở thành triệu phú thôn quê, họ hăng hái, tích cực giúp đỡ bà con trong vùng cacs kinh nghiệm xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu...  

Ông Nguyễn Văn Phương, tổ 1, phường Cam Giá (TP Thái Nguyên) tâm sự: "Ngày vợ chồng mới ra ở riêng (1986), nghèo lắm, vốn liếng chẳng có gì ngoài đôi bàn tay…". Ông dừng lời, đôi mắt xa xăm ngước trông ra vườn đào trước nhà.

Tôi hình dung về cái thời lận đận của vợ chồng ông, tần tảo lật cày khu đất 7.500 m2 lấy lúa, khoai đủ nuôi sống gia đình 3 người. Năm 1994, ông mạnh dạn dành một phần đất trồng đào, rồi trồng luôn cả một khu vườn rộng. Mỗi độ xuân về, người tứ xứ đến nhà mua đào về chơi. Từ 5 năm trở lại đây, mỗi năm ông Phương thu được 250 triệu đồng từ trồng đào. Ngoài ra, ông Phương còn có các sản phẩm từ chăn nuôi và các loại cây lương thực, hoa màu, đạt tổng thu hơn 300 triệu đồng/năm. 


Chủ tịch TƯ Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Quốc Cường thăm mô hình HTX làng nghề miến Việt Cường (Đồng Hỷ, Thái Nguyên)

Với nông dân Trần Văn Hiền, xóm Trại, xã Tân Hương (Phổ Yên) lại chọn hướng làm giàu từ chăn nuôi lợn và cá. Trên diện tích đất rộng 16.600 m2, ông xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn, đào ao thả cá và tận dụng các khu đất bờ, bãi để trồng cây ăn quả. Trong 3 năm gần đây, trừ các khoản chi phí đầu tư, ông đạt thu nhập trung bình 300 triệu đồng/năm.

Cùng ở huyện Phổ Yên, ông Trần Văn Mến, xóm Giỏ, xã Đông Cao và ông Nguyễn Viết Thế đã đầu tư làm giàu từ chăn nuôi, đồng thời mở dịch vụ cung cấp thức ăn chăn nuôi cho nông dân trong vùng. Tính từ năm 2011 đến nay, trừ chi phí, gia đình ông Mến đạt thu nhập hơn 814 triệu đồng; gia đình ông Thế đạt thu nhập 732 triệu đồng/năm.

Một khoản tiền không nhỏ được làm nên bởi những nông dân chân đất. Tôi mang ý nghĩ đó khi tiếp tục "cuộc hành trình" ngược đường lên huyện Đại Từ, đến thăm các gia đình hội viên nông dân: Bàng Văn Quế, xóm Vân Long (Hùng Sơn); Đỗ Thị Thúy, xóm 4, xã Hùng Sơn và gia đình hội viên Nguyễn Thị Thanh Phong, xóm Ninh Giang, xã Bản Ngoại.

Mỗi người một cách làm, tùy theo điều kiện và đất đai của gia đình. Mỗi năm gia đình ông Quế đạt thu nhập hơn 400 triệu đồng từ trồng chè, trồng rừng và trồng cây cảnh. Gia đình bà Phong từ mô hình trang trại chăn nuôi rộng hơn 1.000m2 và trồng 2.000m2 cây ăn quả, có thu nhập trên 500 triệu đồng/năm.

Gia đình bà Thúy, trên diện tích đất gần 10.000m2, đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, gà với quy mô nuôi thường xuyên 100 lợn nái, 1.400 lợn thịt và 3.000 gà đẻ trứng. Năm 2011, trang trại của gia đình thu gần 1,7 tỷ đồng; năm 2012, là 442 triệu đồng. 

Hội viên nông dân Trần Thế Hùng, xóm Nam Hương 2, xã Thanh Ninh (Phú Bình) tự tin, mạnh dạn bỏ vốn làm ăn. Trên diện tích đất hơn 2.000m2, ông đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn và trồng cây công nghiệp. Hằng ngày, vợ chồng ông tranh thủ đi về các xóm mua gạo, ngô về xay xát. Cần cù, chịu khó, trong 2 năm 2011 và 2012, gia đình ông đạt thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm. 

Mỗi người một cách làm nhưng tựu chung lại, họ luôn nỗ lực vươn lên trong phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, góp phần làm giàu thêm cho quê hương Thái Nguyên.

Ông Nguyễn Hải Khê, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên cho biết: Phong trào sản xuất kinh doanh giỏi luôn được các cấp Hội quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Đến nay phong trào tiếp tục phát triển sâu rộng, có sức lan tỏa trên các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đã tạo cho nông dân tiếp cận với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế.

 

Thông qua phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, tinh thần tương thân tương ái của hội viên, nông dân đã phát huy tích cực, các hộ sản xuất kinh doanh giỏi đã đóng góp hàng trăm triệu đồng, hàng nghìn ngày công lao động để giúp đỡ cho hội viên nông dân nghèo, hội viên có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển.

Phong trào đã cuốn hút hàng nghìn hộ nông dân hăng hái thi đua, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề, phát triển kinh tế trang trại ở địa phương, nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Toàn tỉnh đã có 25.720 mô hình sản xuất tổng hợp, 9.820 mô hình chăn nuôi, 5.260 mô hình trồng trọt, 2.645 mô hình dịch vụ và 720 mô hình thủy sản.

Trung bình hàng năm có trên 55.800 hộ đăng ký đạt tiêu chuẩn sản xuất kinh doanh giỏi, qua bình xét từ cơ sở 5 năm qua đã có: 56.892 lượt hộ đạt tiêu chuẩn sản xuất giỏi cấp xã, 26.580 lượt hộ đạt tiêu chuẩn sản xuất giỏi cấp huyện, 14.322 lượt hộ đạt tiêu chuẩn sản xuất giỏi cấp tỉnh.

Ngoài vận động, khuyến khích các hộ sản xuất kinh doanh giỏi, các cấp Hội đã liên kết, giới thiệu cho hội viên, nông dân đi tham quan học tập các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong và ngoài tỉnh, từ đó vận động hội viên, nông dân tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

VB-PNC   
Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập136
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm133
  • Hôm nay32,072
  • Tháng hiện tại899,583
  • Tổng lượt truy cập90,962,976
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây