Học tập đạo đức HCM

Ninh Thuận: Trồng nho cho thu nhập từ 400 – 500 triệu đồng/ha

Thứ ba - 04/10/2016 03:34
Theo ông Trịnh Minh Hoàng – Giám đốc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận cho biết, nếu trước đây trồng nho đúng kỹ thuật cho thu nhập 200 – 300 triệu đồng/ha, giai đoạn hiện nay cho thu nhập từ 400 – 500 triệu đồng/năm.
Ninh Thuận là địa phương có khí hậu, đất đai phù hợp cho sinh trưởng và phát triển cây nho

Nhằm tìm các giải pháp canh tác hiệu quả cho cây nho Ninh Thuận, chiều ngày 1/10/2016, UBND tỉnh đã tổ chức buổi tọa đàm  với chủ đề “Nho và Vang Ninh Thuận”.
 
Tại hội thảo các nhà khoa học, chủ doanh nghiệp, người trồng nho Ninh Thuận đã tập trung các vấn đề trọng tâm như: Biện pháp canh tác hiệu quả cho cây nho, cách bảo quản sau thu hoạch, phương pháp chế biến rượu vang nho, cách áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giống mới, thị trường tiêu thụ, những chính sách phát triển và hỗ trợ cho nông dân trồng nho và những khó khăn, thuận lợi trong phát triển sản xuất cây nho.
 
Ông Trịnh Minh Hoàng – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận cho biết, . Đây là loại cây đặc thù của địa phương, có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác trên cùng diện tích canh tác, hàng năm mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người sản xuất.
 
Theo ông Hoàng, nếu trước đây trồng 1ha nho chăm sóc đúng kỹ thuật  có thể thu nhập 200 – 300 triệu đồng/ha/năm, giai đoạn hiện nay đạt từ 400 – 500 triệu đồng/ha. Trong những năm qua Ninh Thuận đã chú trọng đầu tư để phát triển nâng cao vị thế, giá trị của cây nho và là mặt hàng nông sản tiêu biểu của tỉnh.Tỉnh đã khảo sát đánh giá các khu vực trồng nho phù hợp, với diện tích có khả năng trồng nho trên địa bàn tỉnh là 7.905ha, chủ yếu trồng tại huyện Ninh Phước, Ninh Sơn, Ninh Hải và TP.Phan Rang – Tháp Chàm. Đến nay, tỉnh đã quy hoạch được 3 vùng sản xuất nho chất lượng cao, tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP,  với diện tích 100ha. Đồng thời, mở rộng và hướng dẫn nông dân thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP và cấp 110 giấy chứng nhận VietGAP cho 1.197 hộ sản xuất trên 280ha.  Tuy nhiên, diện tích trồng nho vẫn chưa ổn định, diện tích năm 1992 có khoảng 500ha, đến năm 1995 tăng nhanh đạt 2.000ha, nhưng đến nay chỉ còn 1.226ha.
Ông Phạm Đăng Thành – Phó giám đốc Sở Công Thương chia sẻ, việc tiêu thụ nho và sản phẩm từ nho hiện nay gặp không ít khó khăn thách thức như: Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa tạo được vùng sản xuất tập trung, phương pháp canh tác lạc hậu, sản lượng, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, chưa tuân thủ theo quy trình sản xuất, chưa tạo được liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa các nhà sản xuất với các đơn vị phân phối, một số sản phẩm chưa được quan tâm xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu.
 
Còn theo ông Nguyễn Văn Mọi (xã Phước Thuận, Ninh Phước), chủ cơ sở sản xuất nho Ba Mọi cho hay, nho Ninh Thuận đã chiếm một thị phần trên thương trường nội địa và đang có cơ hội tiềm năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, theo ông cần phải thay đổi tư duy và tập quán canh tác của bà con nông dân thông qua các chương trình tập huấn, đào tạo (hiện nay tư duy canh tác sản xuất nông sản chất lượng, nông sản sạch có giá trị hàng hóa cao vẫn còn hạn chế, do một số bà con nông dân chưa mạnh dạn canh tác theo quy trình an toàn và chất lượng), do đó sản lượng do doanh nghiệp cung cấp cho thị trường chưa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đa số các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nho đều có quy mô nhỏ rất cần sự hỗ trợ của các nhà quản lý, các nhà khoa học để doanh nghiệp có điều kiện phát triển, mở rộng thị trường góp phần ổn định đầu ra cho nho Ninh Thuận.

Theo Hội Nông dân
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập476
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm473
  • Hôm nay91,559
  • Tháng hiện tại796,672
  • Tổng lượt truy cập90,860,065
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây