Người dân Thái Hòa chăm lo phát triển kinh tế
Bản Thái Hòa hôm nay có 124 hộ với 531 khẩu, gần 100% bà con dân tộc Thái. Xác định nông nghiệp là mũi nhọn trong phát triển kinh tế, những năm qua Chi bộ, Ban quản lý thôn bản tập trung vận động nhân dân tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện địa phương. Đồng thời, vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi đem lại giá trị kinh tế cao. Điển hình là vận động bà con mạnh dạn chuyển đổi trên 11ha đất kém hiệu ở cánh đồng Bãi Cánh sang trồng mía.
Bí thư Chi bộ bản Thái Hòa Lô Thị Mười, chia sẻ: “Từ nhiều năm trước, trên vùng đất này, người dân trong bản chủ yếu trồng ngô nhưng chỉ trồng được một vụ nên hiệu quả kinh tế không đáng là bao. Bởi vậy, khi có chủ trương thay thế, chuyển đổi sang trồng mía nhiều hộ dân không đồng tình và hoài nghi về hiệu quả của hướng đi mới này. Chúng tôi đã kiên trì thông qua họp thôn bản, rồi đến tận từng hộ để tuyên truyền, vận động và đến hôm nay chúng tôi đã thành công. Niên vụ 2016-2017 diện tích mía cho thu hoạch đạt năng suất 80 tấn/ha, trung bình bà con thu về 8 triệu đồng/sào, cao gấp 3 lần so với trồng ngô như trước đây”.
Cùng với đó, trong mấy năm nay trở lại đây, phong trào phát triển sản xuất, chăn nuôi, mở mang ngành nghề đang được bà con nhân rộng. Một số thanh niên học xong THPT đã xuống thành phố học các ngành nghề về mở những xưởng mộc, hàn, vừa tạo việc làm cho một số lao động vừa phục vụ nhu cầu của bà con trong thôn bản. Thái Hòa giờ đã có cơ sở cơ khí sản xuất cửa lùa, cửa sắt phục vụ trong và ngoài xã; có cửa hành tạp hóa, đại lý hàng tiêu dùng; có nhiều hộ lấy chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm phát triển trang trại, gia trại để xóa nghèo bền vững. Đường làng, ngõ bản được bê tông hóa, kênh mương thủy lợi được cứng .
Bản Thái Hòa giờ đây ngày một khang trang
Gia đình bà Lô Thị Cương là một trong những hộ gia đình điển hình trong phong trào xóa đói giảm nghèo ở bản Thái Hòa. Từ năm 2015 trở về trước, gia đình bà luôn ở trong diện nghèo của bản. Với suy nghĩ không thể trông chờ mãi vào chính sách hộ nghèo,gia đình bà đã thuê 8ha đất rừng để trồng keo rồi chăn nuôi thêm lợn thương phẩm, từ ban đầu chỉ 2 con rồi nhân rộng ra đến nay 5-6 con/lứa. Được hỏi về lý do xung phong thoát nghèo, bà Cương chia sẻ: Gia đình tôi lâu nay đã được hưởng nhiều chính sách hộ nghèo rồi nên giờ mình phải tự lực cố gắng, không nên trông chờ ỷ lại nữa, bây giờ gia đình đã có ngôi nhà kiên cố để ở, giờ chỉ cố gắng lao động để cuộc sống khấm khá hơn.
Bà Lô Thị Mười, Bí tư Chi bộ bản Thái Hòa cho biết thêm: “Từ năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo của bản còn chiếm tỷ lệ khá cao, toàn bản có 92/124 hộ nghèo, mấy năm nay nhờ năng động mở mang ngành nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Từ năm 2014 đến nay, toàn bản có trên 20 hộ tự nguyện viết đơn xin thoát khỏi hộ nghèo. Hiện nay bản chỉ còn 29 hộ nghèo, đời sống còn gặp khó khăn, thiếu vốn, thiếu sức lao động do những người trong gia đình già cả neo đơn. Chi bộ đang vận động nhân dân giúp đỡ, các tổ chức đoàn thể tín chấp vay vốn, tập huấn kỹ thuật giúp họ vươn lên thoát nghèo trong năm tới”.
Theo Huyền Trang/Báo KTNT.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã