Khi nhắc đến tên ông Pờ Dần Xinh ở bản Tà Ko Khừ, xã Sín Thầu không 1 ai trong xã là không biết đến ông. Bởi ông là người đầu tiên trong bản đem giống sa nhân mua từ Trung Quốc về trồng tại vùng đất biên cương đầy nắng gió, nhờ mạnh dạn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đến nay đời sống kinh tế của gia đình ông đã có của ăn của để. Mỗi năm gia đình ông Xinh thu lời hàng trăm triệu đồng từ cây sa nhân.
Nhờ mạnh dạn chuyển sang trồng cây sa nhân tím, đến này đời sống kinh tế của gia đình ông xinh đã có của ăn của để
Chia sẻ với Dân Việt, ông Xinh cho biết: Mấy năm trước đây, gia đình tôi trồng bí đỏ, ngô trên nương nhưng giá bán thì lẹt đẹt, không đủ ăn. Trong một lần đi thăm người quen gần cửa khẩu với Trung Quốc, thấy người dân ở đây trồng cây sa nhân mang lại hiểu quả kinh tế cao, đầu ra lại ổn định. Sau đó, tôi quyết định mua 2.000 cây giống sa nhân tím từ Trung Quốc về trồng trên diện tích 3.500m2. Trong thời gian chăm sóc sa nhân, tôi chủ yếu dùng phân chuồng là chủ yếu, ít dùng đến các loại phân hóa học nên cây trồng ít bị sâu bệnh, phát triển rất tốt. Gia đình tôi trồng sa nhân tím khoảng 3 năm thì cho thu hoạch, đầu ra cho sản phẩm cao và ổn định lắm. Sa nhân có cuống nụ, ra hoa và đậu quả ở dưới gốc nên việc thu hái cũng đơn giản...
Cây giống sa nhân tím được ông Xinh nhập từ Trung Quốc nên chất lượng giống luôn được đảm bảo
Theo ông Xinh, so với các loại cây trồng khác, trồng cây sa nhân chi phí đầu tư rất thấp mà hiệu quả kinh tế thì lại rất cao. Một khi cây sa nhân đã phát triển thì rễ lan tới đâu diện tích trồng được mở rộng tới đó. Do được trồng dưới tán rừng nên mỗi năm chỉ làm cỏ 2 - 3 lần rồi đến tháng 7, lão nông Hà Nhì lại rủng rỉnh tiền tiêu nhờ hái quả sa nhân bán.
Nhờ cách chăm sóc tốt nên cây sa nhân của gia đình ông Xinh phát triển tươi tốt
“Trồng sa nhân vừa nhàn, giá bán cao, đầu ra cho phẩm lại ổn định, cứ đến mùa thu hoạch là thương lái về tận nhà thu mua, tôi không phải vất vả đem sa nhân ra chợ bán như các loại hoa quả khác. Nhờ cây sa nhân mà đời sống của gia đình tôi đã khấm khá và có của ăn của để, không phải lo cảnh đói nghèo như trước nữa. Hiện nay, giá sa nhân được gia đình tôi bán từ 600.000 đồng – 660.000 đồng/kg quả khô, mỗi năm tôi thu lãi 180 triệu đồng”- ông Xinh cho hay.
Hiện nay, giá sa nhân được ông Xinh bán từ 600.000 đồng – 660.000 đồng/kg quả khô, đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình
Trao đổi với Dân Việt, ông Thào A Tủa, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên cho biết: “Cây sa nhân là một trong những cây trồng được nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện áp dụng. Nắm bắt được nhu cầu này của hội viên, chúng tôi thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ hội viên vay vốn ưu đãi Quỹ hỗ trợ nông dân để phát triển kinh tế.
Gia đình ông Xinh là một trong những hộ được giải ngân vay vốn ưu đãi nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân chuyển đổi cây giống sa nhân tím. Mong rằng trong thời gian tới sẽ có nhiều hộ nông dân chuyển đổi thành công cây sa nhân tím trên đất dốc, xóa đói giảm nghèo bền vững tại địa phương".
Theo Hà Hoàng/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã