Học tập đạo đức HCM

Nơi trồng "lung tung" các loại cây ăn trái, "hái" mỗi năm cả trăm triệu

Thứ hai - 19/11/2018 08:55
Năng động sáng tạo, mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, mỗi năm bà Tô Thị Pinh ở thôn Co Cam, xã Hòa Cư, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn thu hơn trăm triệu từ các loại cây ăn trái như hồng Bảo Âm, mận, cam, chanh…

Dẫn chúng tôi thăm khu vườn trồng xen các loại cây ăn quả, bà Pinh kể về cuộc đời vất vả nhọc nhằn của mình. Bà sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, lớn lên lại sớm lập gia đình. Cuộc sống khó khăn buộc người phụ nữ vóc dáng nhỏ nhắn này phải vất vả kiếm tiền mưu sinh, chăm lo cho gia đình, tìm cách đưa kinh tế của gia đình đi lên. Cái khó ló cái khôn, bà bàn với chồng con phát triển kinh tế theo hướng tập trung trồng các loại ăn quả đặc trưng của địa phương.

 noi trong 'lung tung' cac loai cay an trai, 'hai' moi nam ca tram trieu hinh anh 1

Vườn cây ăn trái của gia đình bà Pinh đa dạng, mùa nào trái đó.

“Năm 1991, sau khi lập gia đình và ra ở riêng, vợ chồng tôi được bố mẹ chia cho 5 sào ruộng. Thời điểm đó, thu nhập chỉ dựa vào mấy sào ruộng và chăn nuôi theo kiểu hộ gia đình nhỏ lẻ nên dù có cố gắng làm cũng chỉ đủ ăn. Sau đó, nhận thấy đất đai, khí hậu phù hợp với trồng cây ăn quả nên tôi đã bàn với chồng, mở rộng diện tích trồng cây mận, cây hồng không hạt Bảo Lâm - những giống cây ăn quả đặc trưng tại địa phương”.

Ban đầu, bà Pinh chỉ trồng thử hơn 200 gốc hồng không hạt Bảo Lâm và hơn 100 gốc mận cơm. “Hồi đó nhà tôi mua cây giống ở chợ mang về trồng. Bước đầu do chưa có kinh nghiệm nên hồng hay bị bệnh. Có thời điểm cây bệnh nhưng không phát hiện kịp thời dẫn tới bị chết khá nhiều,” bà Pinh nói.

 noi trong 'lung tung' cac loai cay an trai, 'hai' moi nam ca tram trieu hinh anh 2

Hồng Bảo Lâm năm nay được mùa được giá, thương lái thu mua tại vườn nên bà Pinh có nguồn thu nhập ổn định

Nuôi 3 đứa con ăn học vất vả nên chồng bà cũng đi làm lái xe thêm ở ngoài. Còn công việc đồng áng ruộng vườn do một tay bà Pinh tự quán xuyến.

“Làm nghề nào cũng vất vả nhưng làm nông thì luôn chân, luôn tay. Nhiều lúc không có thời gian nên phải làm xuyên trưa đến tối mịt. Nói vậy thôi nhưng đến mùa thu hoạch thì phấn khởi lắm, cầm trên tay trái ngọt sau bao ngày vất vả chăm sóc cũng thấy vui”, bà Pinh cho hay.

 noi trong 'lung tung' cac loai cay an trai, 'hai' moi nam ca tram trieu hinh anh 3

Sau thu hái, bà lại bắt tay vào dọn cỏ, chăm sóc vườn cây ăn quả.

Sau khi mận cho thu hoạch, nhận thấy năng suất, hiệu quả từ loại cây này nên bà Pinh đã tự ghép cây và trồng mở rộng thêm diện tích. Cùng với đó số lượng hồng tại vườn nhà bà cũng liên tục tăng qua các năm.

“Giờ đến vụ thu hái là có thương lái vào tận vườn thu mua, đâu phải vất vả gồng gánh như ngày xưa, nên vì thế cũng đỡ vất. Tính ra cả hồng cả mận, mỗi năm tôi cũng thu vài tấn quả”.

Để phát triển kinh tế gia đình, bà còn tận dụng những khoảng đất hở trong vườn, kết hợp trồng xen canh nhiều loại cây ăn trái như cam, bưởi, nghệ, chanh… Khu vườn rộng hơn 1ha đa dạng các loại cây ăn quả có giá trị đã đem thêm thu nhập cho gia đình bà mỗi năm từ 150 - 200 triệu đồng.

 noi trong 'lung tung' cac loai cay an trai, 'hai' moi nam ca tram trieu hinh anh 4

Vườn nhà bà đủ các loại cây ăn trái từ mận, hồng tới cam, chanh, táo...

“Nhà nông ở quê thì mùa nào thức đó, hoa quả thì không thiếu, ăn thoải mái mà vẫn có thu nhập đều đều mỗi năm. Đấy là cái thích của việc sống ở quê”, bà Pinh cười đùa

Có thu nhập bước đầu từ cây ăn quả, bà Pinh dành số tiền vốn ít ỏi ban đầu để đầu tư thêm 60 gốc hồi... Với sự chăm chỉ, cần cù, chịu khó, cứ mỗi năm, bà Pinh lại mở rộng diện tích vườn cây ăn quả. Năm 2014, khi mô hình kinh tế bước đầu đã ổn định, vợ chồng bà Pinh mạnh dạn vay tiền Ngân hàng và vay thêm anh em bạn bè để mua chiếc xe ô tô tải đi thu mua hoa quả tại các xã và giao buôn cho các đầu mối để kiếm thêm thu nhập.

Với những cố gắng nỗ lực đó, năm 2017, gia đình bà Pinh là hộ gia đình tiêu biểu nhất xã Hòa Cư vinh dự được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động, sản xuất giỏi, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Theo Mộc Trà/danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập142
  • Hôm nay38,962
  • Tháng hiện tại959,921
  • Tổng lượt truy cập91,023,314
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây