Mô hình nuôi chim bồ câu Pháp của gia đình ông Lê Văn Thanh thôn 5 xã Hội Sơn. Từ năm 2014 ông Thanh đầu tư 20 triệu đồng xây dựng chuồng trại và ra Bắc Giang mua 30 cặp giống bồ câu Pháp về nuôi Nhờ làm chuồng nuôi, chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, nên đàn bồ câu của gia đình ông tăng dần qua từng năm.
Mô hình nuôi bồ câu Pháp của gia đình ông Lê Văn Thanh thôn 5 xã Hội Sơn. Ảnh: Huyền Trang
Ông Thanh cho biết: Chim bồ câu Pháp dễ nuôi, sức đề kháng cao, ít bệnh tật, sinh sản nhanh và dễ tiêu thụ. Người nuôi cần bố trí chuồng trại nơi cao ráo, thoáng mát, yên tĩnh, bảo đảm tránh mưa và không có gió lùa, thức ăn chủ yếu là ngô và lúa.
Bồ câu Pháp nuôi 6 tháng là bắt đầu sinh sản, một cặp chim bồ câu có thể đẻ tới 7-8 lứa một năm. Với 200 cặp chim bồ câu ở độ tuổi đang sinh sản, mỗi tháng gia đình ông Thanh có khoảng 150 cặp chim bồ câu vừa giống vừa thịt.
Nếu tính giá 1 cặp chim giống hiện bán 350.000 đồng, giá chim thịt khoảng 120.000 đồng/cặp thì mỗi tháng sau khi trừ chi phí ông Thanh thu về 5 triệu đồng.
Mỗi cặp chim được nuôi trong mỗi ô riêng. Bồ câu Pháp nuôi 6 tháng là bắt đầu sinh sản, một cặp chim bồ câu có thể đẻ tới 7-8 lứa một năm. Ảnh: Huyền Trang
Gia đình ông Hoàng Xuân Tứ ở thôn 4, xã Hội Sơn cũng nuôi bồ câu Pháp theo hướng công nghiệp. Ông Tứ cho hay: Ban đầu ông mua 25 cặp chim bồ câu giống về nuôi. Do biết áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, sau 5 tháng nuôi, chim không bị hao hụt, phát triển tốt và sinh sản lứa đầu tiên. Số chim bồ câu con trong năm đầu ông quyết định để lại toàn bộ làm giống.
Ông Tứ cho biết thêm: trên diện tích 50 m2 chuồng nuôi chim bồ câu được ông xây dựng chắc chắn, sạch sẽ, có mái che bằng tôn, có lưới thép B40 bao xung quanh. Bên trong chia thành 2 dãy chuồng, mỗi dãy gồm 2 tầng, mỗi tầng được chia thành 24 ô nhỏ được trang bị máng ăn, máng uống, ổ đẻ trứng và ổ ấp.
Mô hình nuôi bồ câu theo hướng công nghiệp của gia đình ông Hoàng Xuân Tứ thôn 4 xã Hội Sơn. Ảnh: Huyền Trang
Hiện tại số lượng chim bố mẹ của ông Tứ đã lên đến 70 cặp, bình quân mỗi tháng cho ra đời 30 cặp chim non, với giá bán từ 80-100 nghìn đồng/đôi hàng năm,đem lại nguồn thu khá cho gia đình ông Tứ.
Hiện nay trên địa bàn huyện Anh Sơn có hàng chục mô hình nuôi bồ câu Pháp và bồ câu thường theo hướng công nghiệp, tập trung ở các xã Phúc Sơn, Hội Sơn, Bình Sơn, Thạch Sơn. Qua đánh giá của các hộ chăn nuôi: Bồ câu là loại dễ thích nghi với môi trường nông thôn, ai cũng có thể nuôi được, hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ lớn.
Phân của bồ câu còn được tận dụng bón cho cây trồng rất hiệu quả, nên việc mở rộng mô hình trên sẽ giúp giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho người nông dân, đồng thời cung cấp nguồn thực phẩm an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã