Vốn đến đúng lúc
Cuối năm 2016, gia đình ông Hoàng Văn Luận, thôn 2, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn được vay 40 triệu đồng Quỹ HTND để xây dựng mô hình chăn nuôi bò lai và gà thả vườn.
Ông Luận phấn khởi nói: “Đang lúc khó khăn thì tôi được Quỹ HTND tạo điều kiện cho vay vốn làm ăn. Dù nguồn vốn vay Quỹ HTND không nhiều, chỉ 40 triệu đồng nhưng hội viên chúng tôi dễ tiếp cận, không cần thế chấp. Đến nay, gia đình tôi có 12 con bò, 8 con hươu và khoảng 1.200 con gà. Dù mới nuôi hơn 1 năm, tôi đã thu lãi 90 triệu đồng từ đàn gà”.
HTX chăn nuôi bò chất lượng cao tại xã Yên Lộc, huyện Can Lộc được Hội nông dân thành lập năm 2016 với 10 thành viên, quy mô nuôi 50 con. Ngay sau khi thành lập, các thành viên trong HTX được vay 100 triệu đồng từ nguồn Quỹ HTND để xây dựng chuồng trại và mua con giống.
Là 1 trong 6 thành viên trong HTX được vay vốn Quỹ HTND, anh Nguyễn Văn Hải ở thôn Đông Lĩnh cho biết: Đến nay, đàn bò của HTX đã sinh trưởng, phát triển tốt, lên tới hơn 70 con bê và bò. Sau khi bán bớt một số bê con để trả nợ, số còn lại được anh Hải cùng các hộ thành viên khác trong HTX giữ lại tiếp tục chăm sóc.
Phó Chủ tịch Hội nông dân huyện Hương Sơn, ông Lê Đình Phước, cho biết: “Hiện tại, Quỹ HTND huyện có dư nợ gần 2 tỉ đồng, cho 82 hộ gia đình vay vốn. Ngoài nguồn vốn, nông dân còn được tiếp cận với khoa học kỹ thuật qua các lớp tập huấn do Hội phối hợp tổ chức. Phần lớn các mô hình, dự án vay vốn Quỹ HTND đều phát huy hiệu quả, cho thu nhập trung bình hàng năm từ 50 – 200 triệu đồng”.
Nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể
Hiện, Hội nông dân Hà Tĩnh đang quản lý Quỹ HTND hơn 26,5 tỉ đồng; trong đó, nguồn Trung ương ủy thác 13,6 tỉ đồng, nguồn tỉnh cấp từ ngân sách 5,5 tỉ đồng, nguồn cấp huyện 6 tỉ đồng và nguồn vận động từ cấp xã 1,4 tỉ đồng.
Ông Phan Văn Hùng - Trưởng ban điều hành Quỹ HTND tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Tính đến thời điểm này, Hội nông dân tỉnh đã tiến hành giải ngân 105 dự án cho 1.050 hộ vay từ Quỹ HTND. Trong đó có 95 dự án chăn nuôi, 2 dự án thủy sản và 8 dự án trồng cây ăn quả. Các cấp Hội đã triển khai chặt chẽ việc thẩm định và xây dựng dự án đi đôi với xây dựng mô hình đúng quy trình, do đó đã hạn chế được tình trạng tồn đọng nguồn vốn. Qua kiểm tra, đánh giá cho thấy, nguồn vốn vay được hội viên, nông dân sử dụng đúng mục đích”.
“Thông qua nguồn vốn đã xuất hiện nhiều mô hình điển hình, có thể nhân rộng như: mô hình chăn nuôi bò sinh sản tại các xã Cẩm Lạc, Cẩm Sơn (Cẩm Xuyên); xã Tượng Sơn (Thạch Hà); xã Kỳ Trung (Kỳ Anh); mô hình chăn nuôi lợn liên kết tại các xã Hương Minh, Sơn Thọ, Đức Lĩnh (Vũ Quang)...
Đặc biệt, với phương thức mới là cho vay vốn theo nhóm hộ, nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân đã kết nối các hộ sản xuất nhỏ lẻ thành nhóm sản xuất, tổ hợp tác, HTX liên kết chăn nuôi theo chuỗi giá trị “ - ông Hùng cho biết thêm.
Theo Thu Hà/baotrangtraiviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã