Học tập đạo đức HCM

Nông dân Khmer với bí quyết làm giàu

Thứ hai - 30/03/2015 19:48
Không cần phải đất rộng, cò bay thẳng cánh, cũng không cần phải vốn bạc chục triệu đồng mà chỉ bằng khối óc, đôi tay và biết lựa chọn cho mình phương thức làm ăn phù hợp, năng động, nhiều hộ nông dân đồng bào dân tộc Khmer đã vươn lên thoát nghèo và có cuộc sống ổn định.

Không đất sản xuất, trước đây đời sống của gia đình người thương binh 4/4 Phạm Văn Tiễn (Sáu Tiễn) ở ấp 10B, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, với 7 nhân khẩu, luôn trong cảnh chạy ăn từng bữa. Trong "cái khó ló cái khôn", khi thấy nghề ép chuối khô phát triển, chạy vạy khắp nơi mua được chiếc xuồng máy, những tháng nắng, ông Sáu “quần” từ làng trên đến xóm dưới mua chuối về để mọi người trong gia đình ép khô rồi chở đi bán.

Mùa mưa không ép chuối được, ông Sáu chuyển sang mua dừa tươi, dừa khô, chuối các loại và cũng lại chở đi bán các nơi trong tỉnh. Làm ăn có vốn, ông đầu tư chăn nuôi heo. Kinh tế gia đình từ đó phát triển. Nhờ sự cần cù và tiết kiệm, hiện tại, cuộc sống gia đình ông đã ổn định, ấm no, tinh thần phấn khởi, yên tâm lao động sản xuất. Tổng thu nhập mỗi năm sau khi trừ chi phí, ông lãi quy ra hơn 40 tấn lúa. Quan niệm "nông dân Khmer không có đất không làm giàu được" bị lung lay trước cách làm ăn của gia đình ông Sáu Tiễn. Từ năm 2012 đến nay, năm nào ông cũng được công nhận là nông dân sản xuất giỏi cấp huyện.

Dù cuộc sống khó khăn, đông con, lại không đất sản xuất, nhưng với sự cố gắng trong lao động, biết nắm bắt cơ hội làm ăn, hiện tại ông Sáu Tiễn đã có cơ ngơi ổn định, nhà cửa được xây dựng khang trang, mua sắm đầy đủ các trang thiết bị phục vụ trong sinh hoạt và con cái đều yên bề gia thất, cuộc sống hạnh phúc. Có của ăn của để, giờ gần sang tuổi lục tuần, ông Sáu Tiễn vẫn duy trì nghề ép chuối khô và mua bán dừa, chuối. Với nghề này, ông cũng đã góp phần giải quyết hàng chục lao động nhàn rỗi ở quê mình.

“Tôi thuê công bẻ dừa 10.000 đồng 1 chục và 150.000 đồng 1 ngày đối với công việc vận chuyển dừa xuống ghe. Giờ cũng vẫn đi mua bán dừa chuối và ép chuối khô, nghề chính vẫn là ép chuối khô. Mỗi vụ kéo dài 5 tháng, lời khoảng 40 triệu đồng. Lời nhất là tháng 10, 11, 12 và tháng 2, 3. Cũng không có bí quyết gì đâu, mình quyết tâm làm ăn, nếu 5 năm không được thì 10 năm cũng sẽ được. Chứ mà không chịu làm, còn vướng vào bài bạc thì không khi nào khá lên được”, ông Phạm Văn Tiễn trần tình.

“Muốn thoát nghèo nhanh, bền vững, vươn lên phát triển kinh tế gia đình, không gì bằng chính nghị lực của bản thân”, đó là suy nghĩ của anh Thạch Thanh, hộ đồng bào Khmer ở ấp 3, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình. Chỉ cách đây 2 năm, anh Thanh vẫn còn là hộ cận nghèo, không đất sản xuất, chủ yếu đi làm mướn kiếm sống. Khi được mẹ vợ cho mượn mảnh đất gần nhà rộng vài trăm mét vuông, vợ chồng anh tận dụng triệt để trồng rau màu.

Anh trồng rất nhiều loại rau, mỗi thứ một ít như cải xanh, cải ngọt, rau muống... Cứ như thế, anh trồng xen kẽ và mỗi luống rau cách nhau khoảng 1 tuần. Nhờ vậy mà dù chỉ có vài trăm mét vuông đất với chưa tới 20 luống rau, anh vẫn có rau để bán xuyên suốt hằng ngày. Anh Thạch Thanh tâm sự: “Ðầu tiên tôi chỉ trồng 1, 2 liếp để ở nhà ăn, ra chợ mua rau thấy sợ vì thấy người ta ăn hay bị đau bụng. Thấy hàng xóm hỏi mua, trồng thêm mấy liếp nữa. Má tôi thấy con cái cố gắng mần ăn nên chặt hết cây cối trong vườn cho mượn đất trồng rau”.

Rau màu lên xanh, có được ít vốn liếng, để tăng thêm thu nhập, gia đình anh Thanh bắt đầu chăn nuôi thêm heo, gà, vịt. Hai vợ chồng từ đó ngày càng bận rộn. Ý thức được vai trò của mình là trụ cột trong gia đình, anh Thanh luôn không ngừng cố gắng và rất siêng năng trong lao động. Ngoài thời gian làm công nhật ở công ty chế biến thuỷ sản gần nhà, thời gian rảnh anh phụ vợ chăm chút cho những luống rau, mấy con heo cùng bầy vịt để chị lo cơm nước và đưa con đi học.

“Sau mỗi vụ lúa, khi người ta thu hoạch xong, 2 cha con lần theo máy gặt đập liên hợp gom rạ. Con nó phụ gom lại rồi mình vác vô, vừa lót trong chuồng cho vịt ấm mùa lạnh, một công đôi ba chuyện, vừa có lợi cho vịt, vừa lấy rơm đó che rau. Khi gieo hạt giống xuống, mình lấy rơm che lên giữ độ ẩm, rau mau lên”, anh Thạch Thanh bộc bạch.

Ðể có được kết quả như hôm nay, anh Thanh đã không ngừng học hỏi, nắm bắt thông tin, đặc biệt là ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy chỉ mới trồng rau chưa bao lâu, nhưng anh đã biết dùng vôi bón khi cải tạo đất để hạn chế sâu bệnh. Với phương châm lấy công làm lời, mọi thứ trong khả năng anh đều tự làm lấy.

Anh Thanh cho biết: “Thay vì xịt thuốc cho những luống rau, vừa tốn kém, lại không an toàn khi sử dụng, tôi thay thế bằng cách bắt sâu vào mỗi buổi tối. Bởi buổi tối là lúc sâu bò ra nhiều và cứ soi đèn pin là bắt được. Mình thích chăn nuôi, trồng trọt nên hễ xã, huyện cho hay có tập huấn thì vợ chồng tranh thủ đi. Thấy học bao nhiêu cũng chưa đủ nên phải học thêm từ những nông dân sản xuất giỏi có kinh nghiệm để về vợ chồng bắt tay vào làm”.

Thu nhập từ đi làm công nhật và trồng rau, vợ chồng anh Thạch Thanh dùng trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày, còn thu nhập từ chăn nuôi coi như tiền tiết kiệm. Với nỗ lực phấn đấu vươn lên, hiện gia đình anh đã không còn nằm trong danh sách hộ cận nghèo của xã. Ngôi nhà cũng đã được anh chị tu sửa tươm tất, kiên cố  hơn. Vợ chồng anh có 2 đứa con trai, đứa lớn học lớp 5, đứa nhỏ đang học mẫu giáo.

Chăm lo cho con ăn học thành tài là ước nguyện của anh chị. Anh Thanh tâm sự: “Mình phải quyết tâm, mình phải làm, nếu mình cứ trông chờ Nhà nước quá thì mất sức phấn đấu vươn lên. Mình xem đài thấy vùng này vùng kia người ta quyết tâm sản xuất thì mình cũng phải học hỏi. Con ngày một lớn nên nếu mình bấp bênh quá thì tội nghiệp con sau này. Học không đến nơi đến chốn sẽ bị thua sút người  ta, nên giờ vợ chồng quyết tâm cho con đi học”.

Có cuộc sống ấm no, đủ đầy và hạnh phúc là mong ước của tất cả mọi người. Tuy nhiên, cuộc sống sung túc, hạnh phúc, đủ đầy không phải tự nhiên mà có. Mà nó phải đổi bằng mồ hôi, công sức lao động khổ nhọc với ý chí quyết tâm phấn đấu không ngừng. Ðó là bí quyết của hai trong số rất nhiều bà con nông dân Khmer đã và đang áp dụng nhằm xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc./.

Nguồn: http://www.baocamau.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập320
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm312
  • Hôm nay74,598
  • Tháng hiện tại779,711
  • Tổng lượt truy cập90,843,104
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây