Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp gắn với homestay trên quê hương Bác Tôn

Thứ bảy - 22/07/2017 22:34
Mô hình du lịch nông nghiệp ở Mỹ Hòa Hưng có điểm nhấn và đặc trưng riêng so với những nơi khác là do có các làng nghề truyền thống, quần thể nhà sàn, đặc điểm sông nước và cù lao.

Ông Trần Anh Châu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), cho biết Tổ Hợp tác du lịch nông nghiệp của xã đã thu hút khoảng 2.300 - 2.500 lượt khách du lịch nước ngoài trong năm 2016, chưa kể khách du lịch trong nước. Việc này mang đến nguồn thu nhập ổn định, cải thiện đời sống cho gia đình các tổ viên và bước đầu đã đóng góp cho nguồn thu ngân sách.

Nông nghiệp gắn với homestay trên quê hương Bác Tôn - Ảnh 1.

 

Nông nghiệp gắn với homestay trên quê hương Bác Tôn - Ảnh 2.

Tạo cảnh quan tươi mát để thu hút khách du lịch

Ông Tôn Thất Đính, Tổ trưởng Tổ hợp tác du lịch nông nghiệp của xã Mỹ Hòa Hưng, tiết lộ: Trước đây, người dân ở xã cù lao này sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, rẫy và chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ. Năm trúng năm thất, nguồn thu nhập cũng bấp bênh nhưng từ khi tham gia tổ hợp tác đã tạo được một nguồn thu ổn định cho gia đình. Mô hình du lịch nông nghiệp không chỉ giúp người dân ở đây nâng cao thu nhập mà còn tạo ra cơ hội để giao, lưu học hỏi những nếp sống, cách sinh hoạt của người nước ngoài. Hơn nữa, đây là dịp để quảng bá văn hóa, cách ăn, nếp ở của người Việt Nam đến thế giới.

Nông nghiệp gắn với homestay trên quê hương Bác Tôn - Ảnh 3.

Kết hợp với bàn quà lưu niệm để tăng thu nhập

Hiện gia đình ông Đính có chỗ để tiếp được 10 khách theo mô hình homestay (cùng ăn, cùng ở, cùng làm). Ông Đính cũng chia sẻ, người nước ngoài họ rất hứng thú với nhà sàn ở đây, đặc biệt là nhà cổ (ngôi nhà của ông cũng có trên 100 năm). Ngoài ra, họ còn hứng thú với sông nước, đất đai phì nhiêu, vườn cây trái xum xuê của đất phương Nam. Trung bình, gia đình ông nhận khoảng 30 khách du lịch/ tháng. Ông còn kết hợp bán hàng lưu niệm tại nhà để góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Cách đó không xa là ngôi nhà cổ được xây dựng từ năm 1934 của gia đình anh Trần Phước Nguyên. Vừa bước chân vào cổng, mùi thơm của hoa cỏ đã ngào ngạt khắp lối đi. Anh Nguyên cho biết vừa được Sở Khoa học - Công nghệ An Giang hỗ trợ giống để nuôi một vườn lan. Trước mắt là tạo cảnh quan để thu hút khách du lịch, sau là tạo thêm nguồn thu cho gia đình.

Nông nghiệp gắn với homestay trên quê hương Bác Tôn - Ảnh 4.

Khách du lịch đến đây chủ yếu là tìm hiểu văn hóa và cuộc sống của người địa phương nên họ thích ăn chung, ở chung, làm chung với gia chủ

Anh Nguyên cho biết tham gia tổ hợp tác được 5 năm, thu nhập của gia đình anh dần ổn định và khởi sắc. Anh dành khoảng 7.000m2 đất của gia đình để làm homestay. Bước đầu tiếp xúc với người nước ngoài rất bỡ ngỡ, chưa quen với lối sống của họ. Hơn nữa, khách đến từ nhiều quốc gia nên rất đa dạng, một phần do ngoại ngữ hạn chế nên gặp cũng không ít khó khăn. Tuy nhiên, khi được tham gia các lớp đào tạo về du lịch và ngoại ngữ, dần dà anh cũng quen và ổn định.

Nông nghiệp gắn với homestay trên quê hương Bác Tôn - Ảnh 5.

Anh Nguyên cho biết vừa được Sở Khoa học Công nghệ An Giang hỗ trợ giống để nuôi một vườn lan

Hiện anh Nguyên đang có 1.000m2 bưởi da xanh gắn với du lịch nông nghiệp. Khách du lịch đến đây chủ yếu là tìm hiểu văn hóa và cuộc sống của người dân địa phương. Vì thế, họ thích ăn chung, ở chung, làm chung với gia chủ để tìm hiểu sâu và cặn kẽ. Qua đó, gia chủ cũng học được những điều hay từ du khách. Anh Nguyên cũng cho biết mình chăm sóc khách hàng qua trang fanpage trên mạng xã hội facebook, trả lời những câu hỏi từ khách hàng và chụp ảnh những cảnh quan đẹp xung quanh nhà rồi tải lên mạng để thu hút khách du lịch.

Nông nghiệp gắn với homestay trên quê hương Bác Tôn - Ảnh 6.

Được cùng ăn, cùng ở và cùng làm với gia chủ, khách du lịch nước ngoài rất thích thú

Theo ông Trần Anh Châu - Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hòa Hưng, hiện nay Tổ Hợp tác du lịch nông nghiệp có 9 hộ là thành viên. Trong đó có 5 hộ làm homestay, 2 hộ làm quán sinh thái và 2 hộ làm dịch vụ dã ngoại. Hiệu quả làm ăn tổ hợp tác nay năm sau cao hơn năm trước. Khó khăn duy nhất bây giờ là vấn đề ngoại ngữ, các cơ quan và ngành chức năng ở địa phương cũng đạo điều kiện để các tổ viên tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ du lịch cũng như ngoại ngữ nhưng chủ yếu hội viên chỉ nói được tiếng… "bồi", đủ để giao tiếp cơ bản.

Tổ Hợp tác du lịch nông nghiệp xã Mỹ Hòa Hưng được thành lập năm 2009, trên cơ sở mô hình du lịch nông nghiệp do Tổ chức Hỗ trợ phát triển Hà Lan tài trợ kinh phí ban đầu. Đến năm 2015, Hội Nông dân tỉnh và Tổ chức Hỗ trợ phát triển Hà Lan rút nguồn hỗ trợ. Tổ hợp tác tự thân vận động và cho kết quả tốt sau 2 năm, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân ở địa phương. Mới đây Sở Khoa học - Công nghệ hỗ trợ cho 3 hộ giống lan để thành lập vườn lan nhằm tạo cảnh quan và tăng thêm nguồn thu nhập.

Cũng theo ông Châu, mô hình du lịch nông nghiệp ở đây có điểm nhấn và đặc trưng riêng so với những nơi khác là do có các làng nghề truyền thống, quần thể nhà sàn, đặc điểm sông nước và cù lao. Đặc biệt, đây còn là quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng nên mô hình du lịch này còn gắn với khu lưu niệm Bác Tôn.

Theo Lâm Long Hồ//nld.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập140
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm137
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại884,043
  • Tổng lượt truy cập90,947,436
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây