Với việc đẩy mạnh thu hút đầu tư vào 7 vùng nông nghiệp công nghệ cao, đến nay, H. Hòa Vang đã thu hút 5 doanh nghiệp đầu tư, đó là: Cty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam (dự án bò sữa, diện tích 120ha với tổng mức đầu tư 700 tỷ đồng), Cty CP HAPRAS (dự án rau sạch, diện tích 20ha với mức đầu tư 60 tỷ đồng), Cty CP Greentech (dự án rau sạch, diện tích 5ha với mức đầu tư 52 tỷ đồng), Cty CP Dược Danapha (dự án trồng cây dược liệu), Cty CP nông nghiệp CNC Afarm (dự án rau thủy canh, diện tích 2,5ha)...
|
Thu hoạch nông sản sạch trồng trong nhà kính tại xã Hòa Ninh (H. Hòa Vang). |
Hộ ông Lê Mạnh Dân (xã Hòa Ninh) là 1 trong 2 hộ được Nhà nước hỗ trợ 1,4 tỷ đồng để xây dựng mô hình nhà kính trồng rau sạch với tổng kinh phí đầu tư hơn 3,57 tỷ đồng chia sẻ: "Ưu điểm dễ nhận thấy khi sản xuất rau, củ trong hệ thống nhà kính là nông dân ít phụ thuộc vào thời tiết, thuận tiện trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất như tưới nhỏ giọt... Người dân chủ động được mùa vụ nên dễ dàng canh tác nhiều giống cây trồng mới, ngắn ngày để tăng canh gối vụ quanh năm. So với trồng rau bên ngoài thì rau trong nhà kính ứng dụng công nghệ cao có thời gian thu hoạch ngắn hơn so với bên ngoài, năng suất đạt cao hơn, sản phẩm và màu sắc đẹp hơn do không bị tác động của thời tiết, sâu bệnh".
Khác với ông Dân, mô hình hoa ứng dụng công nghệ cao của ông Phạm Văn Hùng (xã Hòa Phong) được đầu tư gần 700 triệu đồng, trong đó huyện quan tâm, hỗ trợ 175 triệu đồng để làm nhà lưới, hệ thống tưới nhỏ giọt và du nhập các giống hoa mới. Với gần 5 ngàn chậu hoa treo, khi gia đình ông xuất bán cũng lãi ròng hàng chục triệu đồng. Cũng theo ông Hùng, số tiền lãi thu được tính ra nhiều hơn so với những việc khác mà anh đã từng làm. Song, điều quan trọng trong anh là người trồng hoa đã biết thay đổi tư duy sản xuất để thích nghi với tiến bộ khoa học - kỹ thuật, sẻ chia kinh nghiệm và có ý chí vươn lên…
Có thể thấy, việc nhân rộng mô hình nhà kính, nhà lưới ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn đã tạo điểm nhấn trong sản xuất nông nghiệp để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài thành phố có thể tham quan, học tập kinh nghiệm; tạo tiền đề phát triển một nền sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân; đồng thời giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất nông nghiệp gây ra.
Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là một lĩnh vực mới, không chỉ đầu tư nguồn vốn vào thực hiện mà còn phải thay đổi tư duy sản xuất truyền thống sang phương thức sản xuất mới. Các mô hình sản xuất này đã và đang ngày càng được nhân rộng với những tín hiệu khả quan, mang lại nhiều khởi sắc cho người nông dân. "Thời gian đến, địa phương tiếp tục quan tâm làm tốt hơn công tác quy hoạch trên cơ sở phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có; đồng thời đề nghị TP tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách kêu gọi, thu hút đầu tư để giúp ngành nông nghiệp huyện đủ sức đảm trách là nơi cung cấp nguồn nông sản cũng như các dịch vụ từ nông nghiệp công nghệ cao cho người tiêu dùng ở khu vực nội thành và các địa bàn lân cận" - Phó Chủ tịch UBND H. Hòa Vang Đặng Phú Hành cho biết.
Theo cadn.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã