Bà Chính cho biết, bí quyết để chăn nuôi lợn rừng thành công không chỉ dựa vào kinh nghiệm chăn nuôi mà còn ở yếu tố thị trường. “Từ việc chăn nuôi lợn sạch và cách bán hàng thân thiện tạo sự uy tín đã giúp tôi trụ vững trong nghề nuôi con đặc sản này cả chục năm qua”, bà Chính chia sẻ.
Cũng theo bà Chính, hiện sản phẩm lợn rừng của bà đã được khách hàng từ khắp các tỉnh ưa chuộng.
“Để sản phẩm lợn rừng có thịt thơm, ngon, có lượng mỡ vừa phải, tôi đã phải điều tiết chế độ dinh dưỡng cho lợn một cách hợp lý. Theo đó, tôi giảm thành phần thức ăn chính là tinh bột lúa, ngô thay vào đó là cỏ ngọt, bèo và đạm cá”, bà Chính tiết lộ. Nói về cách phòng bệnh cho đàn lợn đặc sản, bà Chính cho rằng: Bệnh nguy hiểm có thể gây hại khi nuôi lợn rừng là bệnh tiêu chảy. Để kiểm soát bệnh, người nuôi cần chú ý khi lợn mẹ đang trong quá trình mang thai, nuôi con không cho tắm. Lợn con sinh ra không được để tiếp đất (cần lót rơm, mùn cưa xuống nền chuồng trong quá trình lợn mẹ sinh sản).
“Đặc biệt là giai đoạn lợn còn nhỏ không nên tắm, hạn chế tối đa rửa chuồng, luôn giữ chuồng khô ráo. Khi phát hiện lợn có biểu hiện đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy cần nhanh chóng bổ sung lá khổ sâm, lá ổi, nhọ nồi, phèn đen… vào khẩu phần ăn hàng ngày để chữa trị cho đàn lợn, tránh rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra”, bà Chính nói.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã