Học tập đạo đức HCM

Ông “cử” nuôi chim trĩ làm giàu nơi xứ Quảng

Thứ hai - 27/02/2017 21:22
Cách đây gần 10 năm, người dân địa phương tại xã thôn Cẩm Lãnh (xã Tiên Cẩm, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) cứ nghĩ rằng chàng trai Trần Minh Thiệp, năm nay 30 tuổi, sau 4 năm đại học rồi sẽ tìm cho mình một công việc ổn định ở một Cty hay cơ quan nhà nước nào đó. Nhưng không, sau khi ra trường, chàng trai xứ Quảng này lại trở về quê nuôi chim trĩ và phất lên từ đó.

Con gà kỳ lạ!?

Từ nhỏ, cha mẹ Thiệp, những người nông dân “chân lấm tay bùn” không muốn đứa con trai duy nhất của mình thua kém bạn bè nên đã động viên con “học đại học để cha mẹ, họ hàng còn nở mày nở mặt với thiên hạ”. Thế nhưng, ngay từ khi bước chân vào giảng đường đại học, Thiệp đã ấp ủ ước mơ làm giàu trên chính quê hương của mình. 

Cuối những năm 2009, những mô hình nuôi nhím, bồ câu, dúi phát triển rộng khắp vùng núi ở Quảng Nam. Nhưng Thiệp lại đi một con đường riêng đầy táo bạo. Vét cạn số tiền gom góp trong túi được hơn 10 triệu, Thiệp “tiêu sạch ” cho những chuyến đi thực tế tại các vùng có mô hình nông dân làm giàu để học hỏi.  Trong suốt cuộc hành trình này, Thiệp gặp gỡ, trò chuyện cùng những nông dân một chữ bẻ đôi không biết lại có thể xây dựng được những cơ ngơi hoành tráng và còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Lòng chàng trai xứ Quảng thầm mong mang những điều “mắt thấy, tai nghe” đem về chia sẻ cho bà con, lối xóm. Và rồi một lần tình cờ, anh được người bạn giới thiệu về giống chim trĩ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà nguồn thức ăn lại dễ tìm kiếm.

Thiệp hào hứng mang mấy con chim trĩ về nhà nhưng nhiều người không biết, cứ nghĩ anh mang gà về nuôi như nông dân địa phương. Đáp lại, Thiệp chỉ cười không nói gì. Thiệp tiếp tục “khăn gói lên đường”, nghe nơi nào có mô hình nuôi chim thành công đều in dấu chân anh. Sau hơn một năm trang bị kiến thức, Thiệp bàn với gia đình cầm cố tài sản lấy tiền xây trang trại trên mảnh đất sau nhà. Những năm tiếp theo, dù đã am tường đặc tính của loài chim trĩ nhưng không ít lần chàng thanh niên trẻ gặp phải thất bại tưởng chừng khó đứng dậy. Vì loài chim trĩ khác so với loài gà nhà, chúng không ấp trứng sau khi đẻ, nên  Thiệp nghĩ ra cách trộn chung số trứng chim trĩ với trứng gà. Cách ấp trứng thủ công này tỉ lệ  trứng nở rất thấp từ 20 đến 30%, có lúc 100 trứng ấp chỉ nở được vài trứng.

Chuyện hàng trăm quả trứng ấp nhiều tuần lễ đều không nở khiến chàng trai trẻ trăn trở: “Không thể cứ mãi nuôi nhỏ lẻ theo cách truyền thống như chăn thả gà, vịt ngoài đồng. Nuôi chim trĩ số lượng lớn phải xây dựng nơi nuôi nhốt kiên cố từ đó mới mới đảm bảo bền vừng lâu dài”.

Không nản chí, anh Thiệp xây dựng trang trại nuôi chim trĩ đến nay rộng hơn 600 mét vuông với số tiền đầu tư gần 300 triệu đồng. Thành công ban đầu khi tự tạo nguồn con giống, anh tiếp tục thả 60 chim giống thử nghiệm. Từ số chim ban đầu đến nay đã phát triển lên 200 con với số tiền lãi hơn 60 triệu đồng.

Với anh Thiệp, chưa bao giờ anh hối tiếc về quãng thời gian học trên giảng đường. Anh tâm niệm học đại học để tích lũy tri thức cho cả đời và áp dụng những kiến thức từ sách vở vào thực tế. Thiệp nhớ lại: “Ra trường, bạn bè của tôi ai cũng nộp đơn ở các cơ quan trên địa bàn. Riêng tôi “gác” bằng đại học về nhà thực hiện ước mơ nuôi chim trĩ vì  ai cũng học Đại học thì lấy đâu ra nông dân sản xuất!?”.

Giúp làng quê thoát nghèo

Anh Thiệp tính toán đàn chim trĩ  200 con mỗi ngày ăn khoảng 10kg thóc và ăn kèm theo các loại rau và hạt ngô. So với nuôi nhím, gà công nghiệp thì con chim trĩ có thời gian trưởng thành rất nhanh, giá thành bán ra lại cao và ổn định. Mới đây, mô hình trang trại nuôi chim trĩ do anh Thiệp mở đã được huyện Tiên Phước chọn làm sản phẩm tiêu biểu của huyện giới thiệu mô hình nuôi chim trĩ tại hội chợ nông nghiệp trên địa bàn. Nhận thấy thành công từ mô hình nuôi chim trĩ của anh Thiệp, nhiều thanh niên từ khắp nơi tìm đến học hỏi đều được anh tư vấn và chia sẻ tận tình. Không ít người được anh Thiệp giúp đỡ đã vươn lên thoát nghèo và quay trở lại hỗ trợ những người khác.  

“Đa phần những người tìm đến tôi có tuổi đời còn rất trẻ, họ có nhanh nhạy trong nắm bắt các cơ hội tốt nên tôi tin từ những kinh nghiệm của tôi sẽ giúp họ mở rộng và phát triển mô hình nuôi chim trĩ hơn nữa trong tương lai” - anh Thiệp cho biết.

Dẫn chúng tôi thăm quan trang trại mới được mở rộng khang trang, anh Thiệp cho hay, mỗi tháng trang trại chim trĩ nhà anh có thể đẻ và ấp nở được hơn 300 con giống. Hiện tại trang trại của anh có hơn 200 con chim trưởng thành thường xuyên cung cấp trứng và con giống ra thị trường Quảng Nam, Đà Nẵng. Chim trĩ của gia đình anh được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên mỗi năm chim mái đẻ được 120 trứng với số tiền thu về trên 30 triệu đồng. Số tiền này cộng với tiền bán chim thương phẩm ổn định khoảng 350 ngàn đồng/kg đã tạo ra thu nhập cao hơn so với làm nông và chăn nuôi nhỏ lẻ.

Cùng với việc tiếp tục phát triển đàn “gà vàng” hiện có, vợ chồng anh Thiệp cũng đang hoàn tất những khâu cuối cùng để cho ra đời một mô hình khu du lịch sinh thái ngay trong khu vực nuôi chim trĩ. Theo anh Thiệp, ý tưởng xây dựng và phát triển du lịch sinh thái quả thật chưa từng được người dân địa phương nghĩ tới nhưng đây chính là xu hướng của thế giới và là một hướng làm giàu mới tại các địa phương vùng núi xứ Quảng.  

Theo Long Hữu/ Lao động

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập574
  • Hôm nay70,931
  • Tháng hiện tại776,044
  • Tổng lượt truy cập90,839,437
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây