Học tập đạo đức HCM

Ông lãnh đạo 'ăn cơm đứng'

Thứ sáu - 06/10/2017 04:11
Từng chứng kiến nhiều vị chủ tịch hay bí thư xã, sau giờ làm việc về cho lợn ăn hay tranh thủ ngày nghỉ ra đồng gặt lúa giúp vợ, nhưng dám thuê đất trồng dâu, thuê nhà nuôi tằm thử sức với nghề hoàn toàn mới để làm mẫu cho người dân trong xã noi theo thì quả là hiếm.


Nghề dâu tằm công nghệ mới

Qua những vùng đất hoang, len lỏi ở giữa là một số ít cây trồng như mía, lúa, chuối, dâu… tôi tìm về trụ sở UBND xã Diên Đồng, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) để tìm gặp ông phó bí thư xã dám nghĩ dám làm.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Bí thư Thường trực xã Diên Đồng tâm sự, mô hình trồng dâu nuôi tằm theo công nghệ mới được Cty Hoàng Mai giới thiệu ở xã từ năm 2015, tuy nhiên đến đầu năm nay ông mới dám thử.

14-35-24_ong_dung_gioi_thieu_cc_vy_ne_d_duoc_tm_to_kenjpg
Ông Dũng giới thiệu các vỉ né đã được tằm tạo kén

Do nghe nói bên thôn 4 có ông Nguyễn Hoàng là người đầu tiên trong xã mạnh dạn bỏ cây lúa để chuyển sang trồng dâu nuôi tằm theo mô hình Cty Hoàng Mai đưa ra, sau gần 2 năm gia đình ông Hoàng đã sắm được xe máy mới, nhà cửa cũng khang trang hơn, từ 2 sào dâu ban đầu hiện nay gia đình ông Hoàng đã mở rộng đến gần 1ha.

Mặc dù là lãnh đạo xã nhưng hàng ngày ông Dũng tìm đến nhà ông Hoàng để học hỏi kinh nghiệm, học “khôn” xong ông về bàn với vợ đi thuê 3 sào đất bỏ hoang để trồng dâu, sau 4 tháng khi cây dâu phát triển cho ra lá, vợ chồng ông tiếp tục thuê thêm căn nhà cấp 4 để nuôi tằm.

Như một chuyên gia trong nghề dâu tằm lâu năm, ông Nguyễn Hữu Dũng cho hay, trước kia kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm của người dân nơi đây còn lạc hậu khi chỉ nuôi một giai đoạn, bây giờ nuôi được hai giai đoạn với công nghệ nuôi tằm dưới nền nhà đem hiệu quả hơn so với nuôi tằm trên nong.

Ngoài ra, kỹ thuật thu hoạch kén bằng né truyền thống đã được thay đổi theo thu hoạch bằng né công nghệ mới cho năng suất cao hơn. Bên cạnh đó, nhờ áp dụng kỹ thuật mới nên số bữa cho tằm ăn giảm chỉ còn 4 lần/ngày, có thể cắt cả cành dâu rải cho tằm ăn mà không phải vặt từng lá như trước đây…

Khi có nguồn cung lá dâu ổn định, người nuôi có thể nuôi 1 hộp, mỗi hộp chứa khoảng 50 ngàn trứng tằm với giá 780 ngàn đồng. Sau khi trứng lớn thành con tằm thì được công ty Hoàng Mai hỗ trợ cho mượn vỉ né để tằm chui vào ươm tơ, bình quân khi nuôi một hộp thì cần khoảng 36 vỉ né, khi thu hoạch 1 vỉ né cho 1,6 - 2,3kg kén, giá kén được công ty thu mua hiện nay dao động từ 125 - 140 ngàn đồng/kg, nếu trừ hết chi phí người nuôi chắc chắn sẽ lãi 65%, tính ra được từ 8 đến 10 triệu đồng trong một đợt nuôi. Còn cây dâu trong vòng 25 ngày lại ra lá, nếu người dân trồng diện tích lớn thì có thể nuôi liên tục quanh năm được.

14-35-24_nhn_cong_cu_cty_hong_mi_giup_thu_hoch_kenjpg
Nhân công của Cty Hoàng Mai giúp thu hoạch kén

Ông Dũng cho biết, từ ngày 16/8 đến nay, gia đình ông đã nuôi được 2 đợt, do cây dâu phát triển tốt, lá xanh đẹp, nên tằm ăn mạnh nhả tơ nhiều, 2 đợt nuôi đầu gia đình thu về được 20 triệu đồng. Trước kia người dẫn trong xã có nhiều hộ trồng dâu nuôi tằm, cây dâu vẫn phát triển tốt do thổ nhưỡng ở xã Diên Đồng rất phù hợp với trồng cây dâu nhưng kỹ thuật nuôi lạc hậu nên dần dần người dân không còn mặn mà với nghề dâu tằm nữa mà chặt dâu sang trồng mía.  

Trăm mối tơ vò

Hết giờ làm việc, tôi theo ông Dũng về nhà nuôi tằm, tranh thủ lúc nghỉ trưa ông Dũng phụ vợ và cô nhân công lựa những cái kén không đạt chuẩn để bỏ ra ngoài.

Nhìn những cái kén được bao quanh bởi hàng triệu sợi tơ, ông Dũng tâm sự, mối lo lớn nhất của ông đối với người dân trong xã là làm sao tăng thêm thu nhập bền vững cho người nông dân nơi đây. Trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới thì những vấn đề lớn như xây dựng trường học, đường sá liên thôn liên xã đã có tỉnh và huyện hỗ trợ, còn về tiêu chí thu nhập thì phải do người dân tự mình phấn đấu thoát nghèo khi được hỗ trợ của Nhà nước.

Tuy nghề dâu nuôi tằm theo công nghệ mới đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng người dân trong xã vẫn còn e ngại chưa dám mạnh dạn chuyển đổi cây lúa, cây mía sang trồng dâu, từ năm 2015 đến nay bà con trong xã chỉ phát triển thêm được 5ha diện tích dâu. Để bà con trong xã tin tưởng tính hiệu quả của mô hình mới này, ông Dũng đang đầu tư làm nhà nuôi ở phía sau nhà, khi làm xong nhà nuôi khoảng 100m2 ông sẽ giới thiệu cho bà con trong xã đến tham quan.

14-35-24_vo_chong_ong_dung_lu_nhung_ken_xu_de_loi_rjpg
Vợ chồng ông Dũng lựa những kén xấu để loại ra

Ngoài ra, sắp tới Đảng ủy xã sẽ thông qua Nghị quyết từ đây đến năm 2020 phát triển từ 15 - 20ha dâu trên địa bàn, nếu bà con thấy mang lại hiệu quả cao thì tiếp tục phát triển thêm càng tốt. Đặc điểm của cây dâu không cần tưới nước nhiều, chưa kể mới đây xã Diên Đồng vừa được đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đầu tư riêng cho xã 2 máy tưới phun di động để đảm bảo thêm việc chủ động tưới tiêu của người dân.

Chủ trương của xã sẽ chọn một số hộ có đất, chịu khó, để vận động trồng lại cây dâu, vực lại nghề dâu tằm của địa phương. Bên cạnh đó, chính quyền xã sẽ kết nối với công ty để đảm bảo hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp giống, thu mua kén cho người dân địa phương khi chuyển đổi cây trồng.

"Nếu bà con trong xã mở rộng thêm được chục ha dâu nữa thì Cty Hoàng Mai sẽ xây nhà máy xử lý kén tại xã, từ đó giải quyết thêm một số lượng lớn lao động đang nhàn rỗi ở đây", ông Dũng tâm sự.

Theo ông Dũng, nghề trồng dâu nuôi tằm rất thích hợp với những ai từ 45 tuổi trở lên, vì những người trẻ ít chịu khó và tỉ mỉ để chăm sóc con tằm như người lớn tuổi. Đến những lúc tằm ăn rỗi, người nuôi phải trực liên tục để lấy lá dâu cho tằm ăn, được như vậy con tằm mới nhả kén nhiều. Như đợt nuôi vừa qua, hai vợ chồng phải thay nhau túc trực lúc 12h đêm để cho tằm ăn, nếu để tằm thiếu ăn một buổi thì năng suất kén chắc chắn sẽ giảm.

Bà Lê Thị Hà, một nhân công lâu năm trong nghề dâu tằm tâm sự, trước kia từng lên Bảo Lộc (Lâm Đồng) hái dâu, tuy cây dâu ở Bảo Lộc tốt hơn ở đây nhưng năng suất kén ở dưới này cao hơn hẳn, có thể do con tằm ăn lá dâu ở đây hợp hơn nên năng suất kén cao hơn. Người dân bình thường nuôi một hộp trứng kén thì đầu tư nhà nuôi khoảng 50m2, giá chỉ khoảng 30 triệu đồng. Nếu được chính quyền xã tạo điều kiện hỗ trợ và công ty đảm bảo đầu ra, thời gian tới bà Hà cũng mạnh dạn vay vốn để làm theo mô hình này.

14-35-24_nuoi_tm_duoi_nen_hieu_qu_co_hon_hn_kieu_nuoi_tm_tren_nongjpg
Nuôi tằm dưới nền hiệu quả cao hơn hẳn kiểu nuôi tằm trên nong
Theo ông Dũng, nhiều Cty ở Lâm Đồng vẫn đang nhập kén từ nước ngoài về để sản xuất tơ rồi lại xuất sang Nhật và các nước Trung Đông, nguồn cung kén của cả nước hiện chỉ đáp ứng được 1/20 công suất hoạt động của các nhà máy này nên tiềm năng trong nghề trồng dâu nuôi tằm vẫn rất lớn. Nếu một hộ dân trồng dâu bình thường sau 7 tháng sẽ cho thu hoạch, với 1ha trồng dâu theo kỹ thuật mới sẽ thu được từ 50 - 80 tấn lá, trong khi đó chỉ khoảng 12 - 13kg lá dâu sẽ cho ra được 1kg kén. Với giá kén trên thị trường hiện tại nếu trừ tất cả chi phí thì sẽ cho người dân trồng dâu nuôi tằm thu nhập khoảng từ 400 - 600 triệu/ha.

Tác giả bài viết: Mạnh Tuấn

Nguồn tin: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập251
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại823,649
  • Tổng lượt truy cập90,887,042
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây