Học tập đạo đức HCM

"Phát hờn" với vườn hoa hồng ta giá tiền tỷ của chàng trai quê lúa

Chủ nhật - 17/06/2018 05:46
Không chỉ vậy, loài hoa này còn mang về cho gia đình chàng trai quê lúa nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Ðam mê hoa hồng truyền thống

Anh Thành chia sẻ: Anh trồng 100% là các giống hồng truyền thống. Hoa hồng truyền thống vốn là loại hoa dân dã được trồng nhiều ở các làng quê từ xa xưa. Tuy nhiên sau này khi thị trường có nhiều loài hoa mới, rực rỡ xuất hiện thì hoa hồng ít được người ta chú ý và dần mất đi. Vốn đam mê vẻ đẹp giản dị và hương thơm của hoa hồng truyền thống, từ nhiều năm trước, anh Thành đã rong ruổi khắp nơi để tìm mua các loại hoa hồng giống cổ về ươm tại vườn nhà, nhằm lưu giữ các giống quý...

 

Vườn hoa hồng truyền thống với nhiều loài hoa hồng cổ được chàng trai Thái Bình Trần Văn Thành sưu tầm, nhân giống. 

Khi chưa có nhiều người quan tâm đến thú chơi hoa hồng ta, anh Thành đã bắt tay vào chiết cành, nhân giống, ươm nhiều cây nhỏ và thử nghiệm trồng cây trên chậu. Anh nhận thấy cây hoa hồng trồng trên chậu đòi hỏi kỹ thuật, công chăm sóc và thời gian lâu hơn mới ra hoa, nhưng nếu làm tốt, cây vẫn nhiều hoa, hoa đẹp và đặc biệt, rất thuận tiện di chuyển phục vụ nhu cầu của khách.

Tiếng lành đồn xa, chẳng bao lâu, khách xa gần đã tìm đến vườn hoa hồng nhà anh. Anh suy nghĩ mỗi chậu hoa bán đi sẽ có thêm cơ hội để bảo tồn, phát triển giống hồng truyền thống và nâng cao thu nhập gia đình, vì vậy, anh quyết tâm mở rộng số lượng chậu hoa. Ngoài hơn 1 sào đất vườn của gia đình, năm 2013, anh đầu tư tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng mua đất, cải tạo thêm 5 sào vườn để tạo mặt bằng ươm cây hoa hồng trên chậu.

 

Từ niềm đam mê hoa hồng ta, Trần Văn Thành trở thành “vua hoa hồng” ở quê lúa Thái Bình lúc nào không hay.

Trồng 6 sào hoa với hàng vạn gốc hoa hồng nhưng anh Thành là lao động duy nhất, đều đặn hàng ngày, từ sáng sớm đến tối mịt anh có mặt ở vườn hồng để chiết cành, trồng cây, bón phân, tưới nước…Anh Thành cho biết: Thuận lợi lớn nhất là do anh Thành chủ động “ém” sẵn nguồn giống từ nhiều năm trước nên hiện tại, anh chỉ cần chiết cành để nhân ra diện rộng, anh lại khá am hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc loại cây hoa này.

"So với các giống hồng lai tạo, hoa hồng ta đòi hỏi ít công chăm sóc hơn, cây rất ít bị sâu bệnh, chỉ cần bảo đảm tiêu thoát nước trong chậu, duy trì độ ẩm thường xuyên để cây phát triển tốt, định kỳ tỉa cành lá tạo dáng cho cây...", anh Trần Văn Thành.

"So với các giống hồng lai tạo, hoa hồng ta đòi hỏi ít công chăm sóc hơn, cây rất ít bị sâu bệnh, chỉ cần bảo đảm tiêu thoát nước trong chậu, duy trì độ ẩm thường xuyên để cây phát triển tốt, định kỳ tỉa cành lá tạo dáng cho cây...", anh Trần Văn Thành.

Ðể bảo đảm chất dinh dưỡng cho cây hoa hồng, anh đầu tư mua đất tơi xốp, ủ cùng phân hoai mục khoảng gần một năm rồi mới đưa lên chậu trồng. Cây hoa hồng trồng dưới đất rất dễ trồng và nhiều hoa, nhưng khi lên chậu lại đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc tỷ mỷ hơn.

Anh Thành áp dụng quy trình “gò” cây hoa hồng trên chậu để cây vừa có thể phát triển tốt, ra nhiều hoa, nhưng lại thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau, thậm chí có thể chịu được nắng, gió ở ban công cao tầng, thuận lợi cho khách chơi hoa dễ dàng chăm sóc sau này.
Anh Thành ước tính chi phí đầu tư một chậu hồng ta chỉ khoảng vài chục nghìn đồng, nhưng thông thường phải mất 3 năm mới ươm được một chậu hoa hồng xuất ra thị trường. Vì vậy những chậu hoa hồng đẹp của gia đình anh Trần Văn Thành vẫn có giá từ 300.000-500.000 đồng/chậu, phổ biến 200.000-300.000 đồng/chậu, một số giống hồng quý như hồng Sapa cổ có giá vài triệu đồng/gốc.

Những cây hoa hồng ta do anh Thành ươm được người dân, nhất là các gia đình thành phố ưa chuộng vì đã được “thuần hóa”, cây dễ thích nghi, chăm sóc, hoa đẹp, bền hoa lại có hương thơm ngát.  

 

Một góc vườn hoa hồng ra đã lên chậu của gia đình anh Trần Văn Thành.

Người ta thường nói “hoa hồng đẹp nhưng có gai”. Ðể tạo ra những bông hồng đẹp, anh Thành cũng không ít lần “trày da, tróc vảy”, mà gần đây nhất là bão số 1 làm đổ ngả, dập nát hàng nghìn chậu hoa hồng, khiến anh thiệt hại cả trăm triệu đồng. Ai nhìn vườn hoa hồng bị hư hại cũng không khỏi xót xa và lo lắng cho anh.

Không nản chí, anh Thành dựng lại từng chậu, cần mẫn chăm chút từng gốc hoa, đến nay cây hoa hồng đã khôi phục được khoảng 50% sức sống như ban đầu. Hơn 6 sào vườn, hiện tại gia đình anh Thành trồng trên 10.000 chậu hoa hồng, 100% là giống hoa hồng ta truyền thống như hồng nhung, hồng bạch, hồng cánh sen, hồng leo, hồng Văn Khôi (hồng cung phủ), hồng cổ Sapa…

 

Hoa hồng Văn Khôi (hoa hồng cung phủ), một trong những giống hoa hồng truyền thống được anh Trần Văn Thành trồng trong vườn nhà.

Với số lượng này, anh Thành trở thành “ông vua hoa hồng” bởi sở hữu số lượng hoa hồng truyền thống nhiều nhất trong tỉnh. Mỗi năm, gia đình anh xuất ra thị trường 500-700 chậu hoa, thu nhập khoảng 100 triệu đồng. Dự kiến, vài năm tới, gia đình anh sẽ cung cấp ra thị trường số lượng hoa gấp 2-3 lần hiện nay.

Xuất phát điểm ban đầu là tình yêu, đam mê với một loài hoa, nhờ nhạy bén tìm hiểu thị trường và kiên trì vượt khó, anh Trần Văn Thành đã sản xuất thành công hoa hồng theo hướng hàng hóa, mang lại thu nhập cao cho gia đình và góp phần gìn giữ giống hoa truyền thống của quê hương.
 
 
 
Theo Báo Thái Bình
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập95
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại912,646
  • Tổng lượt truy cập90,976,039
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây