Học tập đạo đức HCM

Phong trào cải tạo vườn tạp ở Thị trấn Ít Ong

Thứ bảy - 23/09/2017 21:13
Với mục đích nâng cao năng suất, thu nhập, tăng độ che phủ đất, bảo vệ môi trường sinh thái, những năm qua, thị trấn Ít Ong (Mường La) đã tuyên truyền, vận động bà con tập trung cải tạo vườn tạp, tích cực chuyển đổi những diện tích đất trồng cây lương thực kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo hiệu quả

 

 

Nhân dân bản Chiềng Tè, thị trấn Ít Ong (Mường La) chăm sóc vườn cây ăn quả.

Ông Trần Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Ít Ong, cho biết: Thực hiện chuyển đổi cây trồng, Thị trấn đã tổ chức các hội nghị tuyên truyền và lồng ghép tuyên truyền trong các cuộc họp bản về các chính sách hỗ trợ cải tạo vườn tạp, hỗ trợ giống, phân bón trồng cây ăn quả, khuyến khích bà con chuyển đổi những diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Đồng thời, tổ chức tham quan, học tập các mô hình trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện Sông Mã, Mai Sơn; tổ chức các buổi tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn bà con cải tạo vườn tạp, chăm sóc vườn cây ăn quả.
Theo kế hoạch giai đoạn 2017-2020 Thị trấn Ít Ong vận động nhân dân chuyển đổi trồng 60 ha cây ăn quả tại các bản: Tìn, Chiềng Tè, Nà Tòng, Hua Nà… ưu tiên trồng tại các khe suối, gần khu dân cư nhằm chống xói mòn, sạt lở đất, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao thu nhập trên cùng một diện tích đất canh tác. Riêng năm 2017, được Nhà nước hỗ trợ giống, phân bón, nhân dân các bản: Tìn, Chiềng Tè, Song Ho, Noong Heo, Nà Trang đã chuyển đổi hơn 45 ha đất trồng ngô, sắn sang trồng bưởi da xanh, nhãn, xoài. Đây là những cây ăn quả được đánh giá phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương, cây sinh trưởng và phát triển tốt. Hiện nay, Thị trấn đã có trên 100 ha trồng cây ăn quả, trong đó trên 60 ha cải tạo, trồng mới và hơn 40 ha xoài, nhãn đang cho thu hoạch.
Đến thăm hộ ông Hoàng Văn Công, bản Ít Bon, một trong những hộ tiên phong trong cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả, hiện, gia đình ông  có trên 5ha cây ăn quả. Đưa chúng tôi thăm khu trồng cây ăn quả, ông Hoàng Văn Công, chia sẻ: Qua tìm hiểu thông tin trên mạng Internet, các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, nhận thấy việc ghép cải tạo vườn tạp, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giá trị kinh tế cao. Năm 2014, qua đi thăm quan và học tập các mô hình ghép cải tạo vườn tạp trên địa bàn huyện lân cận, gia đình tôi đã ghép cải tạo trên 2 ha vườn cây ăn quả. Năm 2016, gia đình tiếp tục thầu diện tích đất trồng cây ăn quả lâu năm bỏ không của bà con bản Ít Bon, đầu tư trên 300 triệu đồng mua giống, phân bón và ghép cải tạo 1 ha nhãn, xoài và trồng mới hơn  2 ha. Năm nay, với hơn 2 ha nhãn cho thu hoạch, năng suất trung bình đạt 3 tấn/ha, với giá thu mua tại vườn 20.000 đồng/kg, gia đình tôi thu hơn 120 triệu đồng. Ngoài ra, tôi còn khai thác mầm ghép cho các hộ có nhu cầu; trồng xen cây lương thực ngắn ngày vào diện tích cây ăn quả, tổng thu nhập đạt trên 170 triệu đồng. So với trồng ngô, sắn, cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Tiếp tục tới thăm gia đình ông Quàng Văn Xuân, bản Chiềng Tè, trao đổi với ông, được biết: Đến nay gia đình ông Xuân và các hộ trong bản đã đăng ký chuyển đổi hơn 18 ha đất trồng ngô, sắn kém hiệu quả sang trồng bưởi da xanh. Qua tìm hiểu thông tin trên mạng Internet, các phương tiện thông tin đại chúng và tham gia các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất, năm 2015, gia đình ông Xuân đã chuyển đổi 5.000 m2 đất trồng cây lương thực sang trồng cam vinh. Năm nay được Nhà nước hỗ trợ giống, phân bón, gia đình tiếp tục chuyển đổi 5.000 m2 trồng bưởi da xanh. Qua đánh giá thực tế, mô hình chuyển đổi cây trồng của gia đình ông Xuân phát triển tốt, hứa hẹn cho thu nhập cao hơn so với trồng cây lương thực.

Với mục tiêu phát triển kinh tế từ các mô hình vườn nhà, khuyến khích thành lập các mô hình kinh tế tổng hợp, các hộ dân trên địa bàn Thị trấn Ít Ong đã và đang hình thành các mô hình trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế, phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của địa phương, bước đầu nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, nâng độ che phủ của rừng.

 Theo Phan Trang/Báo Sơn La.vn



 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập221
  • Hôm nay38,962
  • Tháng hiện tại957,894
  • Tổng lượt truy cập91,021,287
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây