Kết quả bất ngờ
Anh Đinh Văn Quý cho biết, gia đình có diện tích đầm hơn 6 ha nhưng hiện anh mới sử dụng được một phần diện tích. Trước, gia đình có nuôi các loại thủy sản khác song chưa thực sự hiệu quả. Thấy nhiều người trong huyện nuôi tôm cho giá trị kinh tế cao, gia đình anh cũng thử tiến hành. Theo anh Quý, anh đã bỏ ra khoảng hơn 2 tỷ đồng đầu tư xây dựng 5 ao nuôi với diện tích hơn 6.000 m2. Bắt đầu tháng 3/2016, anh thả nuôi vụ đầu tiên, mặc dù cũng thành công nhưng đến thời điểm cuối tháng 5, giá tôm ở mức rất thấp, chỉ bán được với giá 130.000 đồng/kg cho thương lái xuất khẩu sang Trung Quốc nên chỉ thu lợi nhuận hơn 400 triệu đồng. Tới vụ nuôi tôm thứ 2, gia đình anh Quý tiếp tục thả 540.000 con giống với kế hoạch sau 3 tháng thu khoảng 10 tấn tôm, cỡ tôm trung bình 40 con/kg. Tuy nhiên, sau khi nuôi thực tế, anh đã cố nuôi thêm gần 4 tháng, thu được hơn 7 tấn với cỡ tôm trung bình chỉ 29 - 30 con/kg. “Gia đình tôi đã bán theo hình thức tôm sống (tôm sục ôxy) với giá 257.000 đồng/kg. Trừ hết chi phí mỗi ao nuôi khoảng 500 triệu đồng tiền thức ăn, công chăm sóc… vụ tôm này gia đình tôi thu về khoảng 2 tỷ đồng”- anh Quý cho biết.
Như vậy, chỉ ngay trong năm đầu tiên bước vào nghề nuôi tôm, gia đình anh Đinh Văn Quý đã thu lãi hơn 2 tỷ đồng. “Không ngờ nuôi tôm lại lãi đến thế, so với nuôi các đối tượng khác thì hiệu quả hơn hẳn. Đến nay, gia đình anh đã lấy lại được vốn đầu tư và có lãi một khoản nhỏ. Do đó, trong năm 2017, anh Quý dự kiến sẽ mở rộng quy mô đầu tư thêm 2 ha, với 10 ao nuôi nữa” - anh Quý cho hay.
Vẫn là nhất giống
Mặc dù mới bắt tay vào nuôi tôm từ đầu năm 2016, song khi hỏi bí quyết nuôi ngay vụ đầu tiên đã thành công, anh Quý cho biết: “Trước khi đầu tư nuôi tôm, tôi đã xuống vùng nuôi tôm ở Móng Cái (Quảng Ninh) và ở nhiều vùng nuôi khác để học hỏi kinh nghiệm của những người nuôi tôm đi trước nên cũng đã biết được một số kỹ thuật chủ chốt trong chăm sóc và quản lý ao tôm. Và đặc biệt, không thể nhắc tới một yếu tố quan trọng khác ngoài kỹ thuật nuôi chính là phải có con giống tốt”.
Tuy nhiên cũng theo ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, địa phương vẫn gặp khó khăn trong vấn đề kiểm soát chất lượng tôm giống nhập tỉnh bởi nhu cầu nuôi lớn trong khi là tỉnh cửa khẩu nên công tác này càng gặp nhiều bất cập hơn.
Theo anh Quý, trong cả 2 vụ nuôi, anh đều lấy giống 100% từ Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung (Bình Thuận). “Tôm giống của Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung có kích cỡ lớn và rất đồng đều, tôm khỏe, khả năng kháng bệnh tốt, tốc độ phát triển nhanh nên trong vụ nuôi của năm tới tôi sẽ tiếp tục lựa chọn con giống của Nam Miền Trung”, anh Quý chia sẻ.
Bên cạnh việc lựa chọn tôm giống chất lượng, gia đình anh áp dụng mô hình nuôi tôm vi sinh. Toàn bộ ao nuôi của anh Quý chỉ dùng các chế phẩm sinh học, trong suốt quá trình nuôi không sử dụng bất cứ loại kháng sinh nào vì nhiều người nuôi có kinh nghiệm đi trước cho biết, quan trọng nhất là phòng bệnh, nên dùng các chế phẩm vi sinh là hợp lý nhất, luôn quản lý ao nuôi tốt. Nhờ đó mà tôm phát triển tốt, trong quá trình nuôi không xảy ra dịch bệnh, tôm thu hoạch tốt.
Anh Đinh Văn Quý cho biết: Nuôi tôm thắng lớn phần nhiều do may mắn song cũng không thể chủ quan. Người nuôi cần lựa chọn tôm giống tốt, áp dụng nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, không lạm dụng kháng sinh, hóa chất… để có vụ mùa thành công.
Theo Tạp chí Thủy sản Việt Nam
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã