Với giá trị kinh tế cao, trúc sào được chính quyền địa phương tỉnh Cao Bằng khuyến khích phát triển. Đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 3.400 ha trúc, trong đó có hơn 1.600 ha đã và đang cho khai thác. Cây trúc sào đã mang lại ấm no cho hàng nghìn hộ dân mà phần lớn là hộ đồng bào các dân tộc thiểu số và tạo việc làm cho nhiều công nhân của tỉnh.
Trúc trồng ở tỉnh Cao Bằng thuộc họ trúc sào, thân cây cao, cứng và bền, sản xuất được nhiều mặt hàng gia dụng cũng như xây dựng. Nhiều rừng trúc sào đẹp như khung cảnh trong phim kiếm hiệp. Ảnh: Quốc Đạt.
Những cánh rừng trúc sào bạt ngàn, đẹp như tranh vẽ ở xã Vũ Nông, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Quốc Đạt.
Người dân xã Vũ Nông, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vận chuyển trúc sào đi bán. Ảnh: Quốc Đạt.
Người dân xã Huy Giáp, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng sơ chế trúc trước khi bán. Ảnh: Quốc Đạt.
Từ lâu, cây trúc sào được sử dụng nhiều trong mỹ thuật xây dựng, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các loại bàn ghế, thang, cần câu...
Một ha trúc có thể khai thác khoảng 5 - 7 xe trúc/năm, thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng. Ảnh: Quốc Đạt.
Dây chuyền sản xuất chế biến trúc hiện đại của Công ty cổ phần Chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng. Ảnh: Quốc Đạt.
Cao Bằng hiện xây dựng được 2 nhà máy chế biến trúc sào thành nhiều sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa thích như: chiếu trúc, mành trúc…
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã