Học tập đạo đức HCM

Thái Nguyên: Nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập tiền tỷ

Thứ bảy - 13/01/2018 08:37
Những năm gần đây, nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao.

Thương hiệu bưởi Tiên Hội - Đại Từ đang được thị trường trong nước đánh giá cao.

Thu nhập cả tỷ đồng/năm

Những năm gần đây, thương hiệu bưởi Tiên Hội (Đại Từ) được nhiều người trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên biết đến. Bưởi Tiên Hội nổi tiếng bởi quả to, tròn, vàng tươi, nhiều nước, có vị rất đậm đà. Đặc biệt, thời gian lưu trữ loại quả này dài, quy trình chăm sóc, thu hái, bảo quản đều thực hiện nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn VietGAP. Người đầu tiên mang giống bưởi này về trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao là ông Trần Văn Quy, xóm Tiên Trường 1, xã Tiên Hội.

Bưởi Tiên Hội được gia đình ông Quý trồng gần 20 năm nay. Hiện, trung bình mỗi năm gia đình ông thu về 20 tấn quả, giá bán dao động từ 20.000 -  40.000 đồng/kg, doanh thu từ 400 - 800 triệu đồng/năm.

Hiện, giống bưởi này đã được huyện Đại Từ xây dựng thương hiệu bưởi Tiên Hội với mục đích đẩy nhanh phát triển thương hiệu nông sản cho quê hương. Đồng thời đây cũng là điểm nhấn cho phong trào phát triển sản xuất phục vụ xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.

Tại xóm Bầu 2, xã Văn Yên, (Đại Từ), nổi lên mô hình kinh tế VAC của cựu chiến binh Lý Văn Thiệp. Mô hình VAC của ông Thiệp rộng 21ha, cho thu nhập khoảng 20 tỷ đồng/năm, trừ chi phí, ông thu lãi nhiều tỷ đồng/năm. Không dừng lại ở đó, ông Thiệp đã giúp 8 hộ dân tại địa phương thoát nghèo, có thu nhập trung bình từ 50 - 350 triệu đồng/năm.

Mô hình kinh tế VAC của gia đình ông Lý Văn Thiệp cho thu nhập 20 tỷ đồng/năm.

Hay, HTX Chăn nuôi động vật bản địa ở xóm Gốc Gạo, xã Tức Tranh (Phú Lương) rộng 5ha và 12 gia trại vệ tinh của xã viên chủ yếu chăn nuôi các giống động vật bản địa như: lợn rừng, hươu sao, ngựa bạch… Do đầu tư thức ăn thấp, chủ yếu là tận dụng nguồn cỏ, cây sẵn có nên lại mang giá trị kinh tế cao.

Do nắm bắt và làm chủ được kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi nên việc lựa chọn con giống nhân đàn, cùng chế độ chăm sóc dinh dưỡng khoa học, đến nay tổng đàn lợn rừng luôn giữ ở mức 300 - 400 con, ngựa bạch 60 con, hươu sao 400 con và hơn 2.000 gốc bưởi, cam các loại...

Hiện, giá hươu nuôi tại hợp tác xã luôn giữ ở mức 200.000 -220.000 đồng/kg; lợn rừng 100.000 - 120.000 đồng/kg hơi; ngựa bạch tùy độ tuổi, độ thuần chủng, có giá từ 20 - 100 triệu đồng/con...

Với số vốn đầu tư 500 triệu đồng, đến nay, trang trại chăn nuôi động vật bản địa đã phát triển thành hợp tác xã, với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 10 tỷ đồng, 2 năm trở lại đây, doanh thu của hợp tác xã đạt trên dưới 1 tỷ đồng/năm.

Nhiều mô hình giúp thoát nghèo, làm giàu

Mô hình nuôi hươu của HTX Chăn nuôi động vật bản địa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo số liệu thống kê của Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây XDNTM Thái Nguyên, hiện trên địa bàn tỉnh có 48 mô hình kinh tế được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, với số vốn hỗ trợ trên 3,752 tỷ đồng. Bên cạnh hoạt động hỗ trợ của Chương trình XDNTM, các hộ dân cùng các đoàn thể còn chung tay xây dựng, phát triển kinh tế hướng tới thoát nghèo, vươn lên làm giàu

Điều này có thể nhận thấy rõ nhất tại xã Lâu Thượng (Võ Nhai). Địa phương này đã và đang đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang trồng cây ăn quả. Theo đó, cây cam Vinh được lựa chọn và  đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con. Hiện, có khoảng 200 hộ trồng cam Vinh với diện tích trên 100ha. Với những vườn cây từ 10 năm tuổi trở lên, năng suất đạt 3 - 4 tạ/sào, giá bán hiện nay từ 30.000- 40.000 đồng/kg, nhiều gia đình có thu nhập 200 - 300 triệu đồng/năm.

Mô hình nuôi ngựa bạch của HTX Chăn nuôi động vật bản địa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh đó, mô hình trồng bí xanh cũng được nhiều nông dân ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên và Đại Từ áp dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản tại huyện Phú Bình cũng đang được chính quyền địa phương khuyến khích, không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn mang lại thu nhập cao cho người dân.

Từ việc hỗ trợ, nhân rộng các mô hình đã mở ra những hướng đi mới trong phát triển sản xuất, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung mang tính đặc thù của từng địa phương. Các mô hình đều mang lại giá trị kinh tế cao, có khả năng nhân rộng, tạo thêm nguồn lực để thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Hoàng Văn - Ngọc Liên/kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập142
  • Hôm nay38,962
  • Tháng hiện tại952,528
  • Tổng lượt truy cập91,015,921
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây