Học tập đạo đức HCM

Thoát nghèo từ nuôi gà rừng

Chủ nhật - 03/08/2014 08:52
Ông Sâu Zuôn Nam, người Chăm 59 tuổi, ở làng Kà Xiêm, xã Canh Thuận (Vân Canh - Bình Định) là một trong những hộ có thu nhập cao nhờ mô hình kinh tế tổng hợp. Mỗi năm ông thu về hơn 200 triệu đồng nhờ nuôi bò, gà rừng, bán mì (sắn), keo. Căn nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi mà ông có được cũng nhờ những khoản lợi nhuận từ mô hình kinh tế này.

Ngay từ đầu ông đã chọn gà rừng để bắt đầu mô hình kinh tế của mình. Tuy nhiên, do chưa nắm bắt được kỹ thuật, cách xử lý cũng như tập tính sinh trưởng, hoạt động của gà rừng nên ban đầu ông gặp rất nhiều khó khăn. Ông đã tốn không ít công sức để mày mò tìm hiểu trên tivi, sách, báo về kỹ thuật nuôi và khử trùng vệ sinh chuồng trại. Trong quá trình tìm hiểu, ông phát hiện gà rừng rất thích sạch sẽ, thích ăn mối vì mối giàu protein, cung cấp thêm rất nhiều dưỡng chất giúp gà nhanh lớn, đẻ trứng nhiều... 

Sau 4 tháng chăm sóc, gà bắt đầu đẻ trứng, lứa đầu tiên đẻ rất ít, chỉ 5-8 trứng (một năm đẻ hai lần), gà rừng lai 10-17 trứng (một năm đẻ 3 lần), ông chỉ để 8-10 trứng cho gà ấp, nhiều quá thì không hiệu quả. Gà rừng khi ấp cũng như gà nhà, khoảng 21 ngày thì trứng nở. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, gà rừng khi ấp rất khó nở, vì nhiệt độ và môi trường trong rừng khác với nhiệt độ và môi trường nuôi nhốt. Nhờ cần cù, chịu thương, chịu khó trong chăm sóc, lứa ấp đầu đã nở được 7 con, một năm sau ông nhân giống lên được 59 con. 

Nuôi gà rừng không tốn chi phí như các loại gà khác vì thức ăn cho đàn gà có sẵn. Năm 2013, ông Nam bán 30 cặp gà rừng cho bà con ở các làng lân cận, được 18 triệu đồng. Số tiền bán được tiếp tục đầu tư xây dựng chuồng trại, tìm mua thêm trứng gà rừng mà bà con nhặt được trên rừng, về cho gà rừng nhà ấp (tránh đàn gà bị trùng gen). 

Ông Nam nói: “Nuôi gà rừng lợi đủ điều: không tốn tiền mua thực phẩm, cám cho gà; thịt gà thơm ngon nhiều chất dinh dưỡng nên rất nhiều thực khách đến đặt mua, giá gà thương phẩm trên thị trường hiện nay là 180.000 đồng/kg”.

Hiện, ông Nam đang sở hữu 30 con gà mái đẻ và 40 gà con 2-4 tháng tuổi, 4 con gà trống có giá trị trên 50 triệu đồng.

Ông Lơ O Hòa, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Canh Thuận cho biết: “Nuôi gà rừng là hướng đi táo bạo, đó cũng là hướng đi mới, chúng tôi đã kiểm tra môi trường nuôi và nhận thấy mô hình này có thể nhân rộng”.

Nguyễn Tùng/kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập504
  • Hôm nay72,595
  • Tháng hiện tại777,708
  • Tổng lượt truy cập90,841,101
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây