30 công đất “vàng” cho tiền tỷ
Người mà ông Trần Văn Thái Ngọc tấm tắc khen là ông Mai Hồng Thảo. Gia đình ông Thảo nuôi gà nòi từ hơn 60 năm nay ở đất Chợ Lách. Khách hàng của ông ở khắp nơi từ các tỉnh ĐBSCL, TP.HCM cho tới Đồng Nai, Bình Dương và cả Campuchia. Mỗi năm ông Thảo bán ra từ 500 - 600 con gà nòi đã thuần dưỡng kỹ. Chỉ riêng việc nuôi gà nòi, sau khi trừ hết chi phí, mỗi năm ông Thảo có lãi từ 100 - 200 triệu đồng.
Tỷ phú Mai Hồng Thảo bên vườn cây mật cật mỗi năm mang lại doanh thu hàng trăm triệu đồng cho gia đình ông.
Không chỉ giỏi nuôi gà nòi, ông Thảo còn có 30 công sầu riêng Thái hạt lép đang chuẩn bị thu hoạch và kinh doanh hoa kiểng cổ. Nguồn thu nhập từ sầu riêng mỗi năm của gia đình ông Thảo từ 1,5-2 tỷ đồng. Cạnh đó ông Thảo còn có thu nhập xấp xỉ 3 tỷ đồng từ việc bán kiểng cổ vạn niên tùng và nguyệt quới, trên 500 triệu đồng tiền bán cây trúc bách hợp và bán cây, lá mật cật.
Công nhân thu hoạch sầu riêng giao cho thương lái tại vườn gia đình ông Mai Hồng Thảo. ảnh: Phục Hưng
Nói về những khoản thu “khủng” của gia đình mình, ông Thảo lý giải rất rành rọt: “Gia đình tôi đã áp dụng mô hình kinh tế đa năng và 3 tầng cây trong khu vườn với diện tích chung 30 công (1.000m2/công)…”. Cụ thể, ở tầng trên ông trồng sầu riêng, dưới những tàng sầu riêng là cây mật cật và trúc bách hợp, tầng cuối cùng là những ao cá có giá trị kinh tế cao. Điều đáng ngạc nhiên là loại cây mật cật của ông Thảo đang cháy hàng, được các thương lái đến tận nơi thu mua phục vụ cho các công trình đô thị với giá 80.000 đồng/chậu, cao nhất từ trước đến nay. Đó là chưa kể nguồn thu mỗi ngày từ việc ông bán lá cây mật cật với giá 800 đồng/lá cho thương lái phục cho các dịch vụ cắm hoa, làm hoa cưới...
Phát triển du lịch sinh thái
Chú Bảy Thảo làm đâu thắng đó. Đã vậy chú còn là người rất tích cực trong các đợt vận động, đóng góp xây dựng đường giao thông, xóa đói giảm nghèo, hết lòng giúp đỡ những hoàn cảnh khốn khó ở địa phương…”. Ông Trần Văn Thái Ngọc - Chủ tịch Hội ND xã Vĩnh Thành |
Ông Mai Hồng Thảo còn rất đam mê các loại kiểng cổ, đã dành nhiều thời gian thu mua, tạo dáng, uốn chỉnh, chăm sóc 2 loại kiểng đắt tiền là nguyệt quới và vạn niên tùng. Hiện ông sở hữu khoảng 500 cây vạn niên tùng, trên 300 cây nguyệt quới, mỗi cây có giá từ 80 - 300 triệu đồng tùy kiểu dáng, tuổi thọ và cả sở thích riêng của người mua.
“Tôi sẽ phát triển khu vườn nhà thành điểm du lịch sinh thái trái cây ngon, sạch, đẹp, vừa quảng bá những cây kiểng cổ hiện có…” - ông Thảo chia sẻ.
Không chỉ làm giàu cho mình, ông Mai Hồng Thảo còn đang tạo công ăn việc làm cho 4 công nhân và hàng chục lao động thời vụ.
Giản dị, khiêm tốn, nói là làm, làm là chắc ăn, tự tin, luôn tìm tòi sáng tạo và luôn nở nụ cười đôn hậu, hiếu khách - đó những lời khen của người dân dành cho ông Mai Hồng Thảo. Vì thế, suốt từ năm 2007 đến nay, ông Mai Hồng Thảo luôn được công nhận danh hiệu nông dân tiêu biểu tỉnh Bến Tre.
Theo Tô Phục Hưng/Báo Dân Việt.VN
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã