Học tập đạo đức HCM

Thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng từ sứa biển

Thứ tư - 09/04/2014 11:02
Trừ chi phí hoạt động và lương cho khoảng 20 nhân công, mỗi tháng gia đình chị Nguyễn Thị Thiếc (Gio Linh, Quảng Trị) thu nhập 50 triệu đồng từ nghề chế biến và đóng gói sứa biển.
sua-7071-1396347726.jpg

Ông Trương Hữu Toán, Giám đốc Agribank huyện Gio Linh cho biết gia đình chị Thiếc là hộ đầu tiên mở cơ sở đóng gói sứa tại xã Gio Việt. Ảnh: Anh Quân

Từng làm nghề buôn cá và hải sản nhưng thu nhập không đủ trang trải cuộc sống, vài năm trước, chị Nguyễn Thị Thiếc (xã Gio Việt, huyện Gio Linh) chuyển sang làm tiếp thị sản phẩm sứa đóng gói cho một doanh nghiệp ở Thái Bình. Sau nhiều năm, chị quyết định thôi việc để tự mở cơ sở tư.

"Tôi tự hỏi tại sao quê mình có nghề khai thác sứa, sẵn nguồn nguyên liệu mà phải đi bán thuê cho nơi khác", chủ cơ sở sản xuất sứa đóng gói tại Gio Việt chia sẻ về quyết định thay đổi công việc của mình vào năm 2013. Số tiền đầu tư ban đầu lên tới một tỷ đồng nên chị vay ngân hàng thêm 300 triệu đồng từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông (Agribank) huyện Giao Linh, cùng với số tiền tích cóp rồi mở cơ sở ngay tại xã.

Sau một năm hoạt động, chị Nguyễn Thị Thiếc đã có 2 cơ sở (một chế biến, một đóng gói) với hơn 20 nhân công. Trong đó, công đoạn đóng gói có 6 người làm, chế biến sứa tươi có 15 người, trả lương từ 4-5 triệu đồng mỗi tháng. Mỗi ngày cơ sở của chị cung cấp ra thị trường từ 500-700 gói với giá 15.000 đồng mỗi sản phẩm. Trung bình một tháng với doanh thu 300 triệu đồng, gia đình chị có thể thu nhập ròng 50 triệu.

"Những khi ở địa phương có lễ lạt, cưới hỏi thì bán tốt hơn, một ngày có thể tiêu thụ tới 2.000 gói", chị chia sẻ. Ngoài thị trường chính trải từ Quảng Bình đến Huế, cơ sở còn xuất sứa đóng túi đi các tỉnh thành khác trên cả nước. "Tôi tính mở thêm đại lý ở Hà Nội hoặc TP HCM".

Nguyên liệu đầu vào được mua trực tiếp từ ngư dân địa phương với giá 1.500 đồng mỗi kg sứa tươi. Cứ 10kg như vậy sẽ cho ra một kg sứa thành phẩm. Để có được một sản phẩm là quá trình chế biến kéo dài cả tháng trời. Sau khi thu mua, sứa sẽ được cắt làm 2 phần chân và mình. Chân sứa sẽ được thái nhỏ (khoảng 10cm) thủ công, còn thân (phần mũ) được đưa vào máy cắt sợi nhỏ.

Tất cả sau đó được bỏ vào để quấy, rửa sạch rồi bỏ bể ngâm nước muối mặn từ 15-30 ngày để khử độc và làm chín trước khi được chuyển sang một bể ngâm khác cho bớt mặn. Cuối cùng, sứa được đóng gói vào các túi 300gr hoặc 400gr có chứa sẵn nước ngọt (nước lọc).

Sứa biển có mùa sinh sản kéo dài từ tháng giêng tới tháng 4 âm lịch hàng năm, sinh sống gần bờ nên dễ khai thác, ít tốn kinh phí mà hiệu quả lại cao. Mỗi chuyến ra khơi kéo dài chưa đến một ngày, sau khi trừ mọi chi phí, ngư dân còn lãi từ một đến 2 triệu đồng.

Trước đây các thương lái thu mua sứa theo đầu con nên giá trị không cao. Từ khi chuyển sang cách tính theo kg thì thu nhập của ngư dân được cải thiện. Nhờ tích nước trong người nên sứa biển rất nặng, trung bình 15-20kg mỗi con, đặc biệt con lớn có thể tới 50kg hoặc 60 kg.
 

Theo vnexpress.net

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập401
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm391
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại735,324
  • Tổng lượt truy cập90,798,717
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây