Học tập đạo đức HCM

Tiên phong nuôi vịt trời tại Quảng Nam

Thứ năm - 29/09/2016 22:40
Với tinh thần dám nghĩ, dám làm và ham học hỏi, ông Huỳnh Ngọc Tiến tại thôn Phú Ninh, xã Tam Ngọc, TP Tam Kỳ, Quảng Nam đã trở thành người tiên phong nuôi vịt trời thành công trên đất Quảng Nam chỉ sau hơn 1 năm thực hiện.

Điều kiện phát triển

Được biết, từ năm 2011, xã Tam Ngọc đã được thành phố Tam Kỳ chọn làm điểm phát động chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới và trở thành một trong 50 xã điểm của tỉnh Quảng Nam. Với đặc thù là xã nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, Tam Ngọc đã tập trung phát huy thế mạnh với các mô hình kinh tế vườn, trang trại theo chủ trương liên kết 4 nhà nhằm hướng đến nền nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả và thân thiện với môi trường. Nhờ những ưu tiên về chính sách phát triển và sự nỗ lực của người dân nơi đây, bên cạnh đó là vai trò cầu nối, hỗ trợ hiệu quả từ phía chính quyền địa phương và ngành chức năng mà ngành nông nghiệp của Tam Ngọc có nhiều khởi sắc, nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả được khuyến khích áp dụng và phát triển nhân rộng. Qua đó, cũng hình thành nên những tấm gương đáng học hỏi trong việc xây dựng nên các mô hình thành công. Bên cạnh những thuận lợi về chính sách hỗ trợ phát triển, với điều kiện tự nhiên phù hợp cho sự phát triển của vịt trời cũng là yếu tố tạo nên thành công cho mô hình. Bởi, nơi đây có diện tích đất nông nghiệp khá lớn, diện tích các ao hồ cũng thuận lợi cho việc triển khai nuôi, các nguồn thức ăn tự nhiên khá đa dạng phù hợp với những tập tính tìm mồi của vịt trời và tiết kiệm được chi phí chăn nuôi.

mô hình nuôi vịt trời - chăn nuôi

Xung quanh khu chuồng nuôi vịt trời nên quây lưới để tránh thất thoát    Ảnh: Gia Bảo

 

Theo kinh nghiệm nuôi của những người đã thành công với mô hình vịt trời cho biết, một số đặc điểm kỹ thuật cần lưu ý trong quá trình nuôi gồm: Chuồng trại phải được xây ở nơi cao ráo, không xây chung với các loại gia súc, gia cầm khác và cách ly khu nhà ở; chuồng phải được dọn sạch sẽ và tẩy uế, sát trùng; Thiết kế khu chuồng nuôi của vịt trời gồm có khu sân chơi, bể bơi và khu nhà cho vịt nghỉ ngơi; Nên tận dụng các loại vật liệu rẻ tiền, có sẵn như tre, gỗ, nứa… để làm chuồng; xung quanh nên quây bằng lưới để tránh thất thoát; máng ăn, máng uống được đặt ở khu vực riêng, chỗ nghỉ ngơi của vịt luôn được khô ráo và phải vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. Đối với chọn giống, để có vịt khỏe mạnh, chất lượng sau chăn nuôi cần chọn vịt giống có khả năng tăng trưởng cao, chất lượng thịt tốt, có các đặc tính di truyền riêng của loài; nên chọn mua vịt từ đàn vịt bố mẹ rõ nguồn gốc, sạch bệnh và ở các cơ sở cung cấp giống uy tín; tiêm phòng vaccine theo đúng lịch trình quy định để tránh được các thất thoát trong quá trình nuôi; có thể tận dụng các loại thức ăn có ở địa phương để cho vịt ăn như cám gạo, ngô, bèo tây… tiết kiệm chi phí nuôi. Trong suốt quá trình nuôi, nên bổ sung thêm men tiêu hóa, điện giải, vitamin… để vịt tăng sức đề kháng. Và sử dụng men vi sinh làm đệm lót chuồng để tránh mùi hôi và dịch bệnh hiệu quả cho vịt. Được biết, vịt trời là loài dễ nuôi và ít rủi ro nhờ khả năng thích ứng tốt với môi trường nuôi; một con vịt trời nuôi khoảng 5 tháng đạt 1 - 1,2 kg là có thể xuất bán; sau 6 - 7 tháng nuôi, vịt bắt đầu đẻ trứng, mỗi con vịt đẻ được khoảng 200 quả/năm.

 

Tiên phong thực hiện

Có thể nói mô hình nuôi vịt trời thành công của ông Huỳnh Ngọc Tiến, thôn Phú Ninh, xã Tam Ngọc, huyện Tam Kỳ là mô hình tiên phong trên toàn tỉnh Quảng Nam. Bởi, đến nay trên địa bàn toàn tỉnh vẫn chưa có một mô hình nuôi vịt trời nào được triển khai.

Theo ông Nguyễn Văn Phương - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Ngọc cho biết, nhắc đến ông Tiến nuôi vịt trời không ai là không biết, bởi ông là người đầu tiên mang con vịt trời về nuôi tại địa phương. Khởi đầu chỉ với vài chục triệu đồng để mua 100 con vịt trời tại Bắc Giang từ giữa năm 2015. Nhưng nhờ ý chí vươn lên, chịu khó học hỏi và được chia sẻ kinh nghiệm kỹ thuật nuôi từ mô hình thành công trước đó của ông Tô Văn Dần tại Bắc Giang. Cùng với thuận lợi về điều kiện tự nhiên tại địa phương và việc tuân thủ tiêm phòng vaccine giúp đàn vịt trời của ông phát triển nhanh, khỏe mạnh và sau một thời gian nuôi, đàn vịt đã tiến hành sinh sản thuận lợi. Đến nay, ông Tiến đã nhân được đàn vịt kể cả thương phẩm và vịt sinh sản lên tới 2.000 con.

Ông Tiến cho biết, vịt trời thương phẩm tại trang trại được nuôi theo hình thức bán hoang dã trong môi trường tự nhiên, thức ăn chính của chúng là lúa, cám, ngô… cộng thêm những thức ăn chúng tự kiếm được mà ít phải bổ sung thức ăn công nghiệp. Vì vậy, thịt chắc, dai, thơm ngon nên được ưa chuộng, đến nay trung bình mỗi tháng ông xuất bán 100 - 120 con vịt thương phẩm, với giá 200.000 - 250.000 đồng/con. Đồng thời, trang trại ông còn chủ động được công nghệ ấp và đầu tư máy ấp tại nhà để sản xuất được vịt trời giống. Hiện, ông cho ấp gần 2.000 quả trứng/đợt với tỷ lệ nở đạt 80%, gia đình ông cung cấp vịt giống ra thị trường với giá 25.000 - 30.000 đồng/con, trứng vịt được bán 5.000 - 6.000 đồng/quả. Sau hơn một năm, trừ hết chi phí ông Tiến đã thu về gần 1 tỷ đồng tiền lãi.

Được cho là mô hình thử nghiệm nhưng mang lại những hiệu quả kinh tế rõ nét nên trong thời gian tới, ông Tiến cho biết sẽ mở rộng thêm diện tích mặt hồ để tăng thêm số lượng đàn vịt trời.

>>  Ông Nguyễn Văn Phương - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Ngọc cho biết: “Mô hình nuôi vịt trời của ông Huỳnh Ngọc Tiến đã mở ra hướng làm ăn mới cho người dân tại địa phương. Trong thời gian tới, xã Tam Ngọc cũng sẽ thực hiện triển khai mô hình nuôi vịt trời tại 4 hộ trên địa bàn nhằm giúp người dân phát triển kinh tế và mang lại thu nhập ổn định.”


Nguồn: nguoichannuoi.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập433
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại800,325
  • Tổng lượt truy cập90,863,718
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây