Học tập đạo đức HCM

Triển vọng cây sâm

Thứ bảy - 03/10/2015 06:12
Vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đồng ý với đề nghị của UBND tỉnh về sự cần thiết của việc triển khai đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh hay còn gọi là sâm Việt Nam đến năm 2030 nhằm bảo vệ nguồn gen quý, kết hợp bảo vệ và phát triển rừng, xóa đói giảm nghèo ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh lựa chọn danh mục, sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án thuộc đề án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và tổng hợp vào kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh, trong đó ưu tiên đầu tư vào các nội dung thiết yếu không có khả năng xã hội hóa, gửi Bộ KH&ĐT thẩm định theo quy định.

Đây là tin vui đối với cán bộ nhân dân vùng núi cao Nam Trà My. Bởi cây sâm Ngọc linh - một loại cây dược liệu đặc hữu quý hiếm của Việt nam và thế giới, hiện hữu ở vùng núi cao Nam Trà My được Chính phủ đưa vào diện bảo tồn nguồn gen và phát triển vùng nguyên liệu tạo ra nhiều sản phẩm sâm Ngọc Linh mang thương hiệu quốc gia cạnh tranh với các loại sâm trên thế giới. Đây cũng là tin vui đối với đồng bào Xê Đăng, Ca Dong sống trên sườn núi Ngọc linh. Bởi từ đây, cây thuốc giấu bao đời chỉ dùng để chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh cho một cộng đồng nhỏ dân cư đã trở thành cây thuốc quý có tác dụng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp tuyệt vời được hàng triệu người biết tới. Cây sâm Ngọc Linh bây giờ có thêm sự vào cuộc quyết liệt của Nhà nước, của các nhà doanh nghiệp, của các nhà khoa học. Vườn sâm nguyên liệu sẽ được mở rộng, tạo nhiều công ăn việc làm quanh năm cho bà con, tạo thêm nguồn thu nhập để họ nhanh chóng thoát nghèo và vươn lên làm giàu bền vững.

Với giá trị kinh tế cao, có giá 20 - 50 triệu đồng/kg sâm củ tươi, chu kỳ trồng trong 5 năm cho thu hoạch, cây sâm Ngọc Linh có sức hấp dẫn đối với các nhà doanh nghiệp. Theo tính toán của những người trồng sâm, khi bỏ ra 3 tỷ đồng đầu tư cho 1ha sâm, sau 5 năm thu về hơn 30 tỷ đồng. Vì thế, có thể coi cây sâm là cây trồng siêu lợi nhuận. Trước và sau khi có đề án về bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh, nhiều nhà doanh nghiệp lớn trong nước đã đến Nam Trà My tìm hiểu xin thuê hàng nghìn héc ta môi trường rừng để trồng sâm và sẵn sàng xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm từ sâm để nâng cao hơn nữa chuỗi giá trị.

Đặc biệt, các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về cây sâm Ngọc Linh từ nhiều năm nay cũng đang ấp ủ những công trình khoa học nghiên cứu nay được dịp phát huy, nhằm bảo tồn nguồn gen quý hiếm đặc hữu của sâm Ngọc Linh, nâng tầm giá trị cây sâm Ngọc  Linh trên thị trường quốc tế.

Được biết, đề án bảo tồn và phát  triển cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam, có tổng nguồn kinh phí đầu tư hơn 9.000 tỷ đồng, tương đương 450 triệu USD để phát triển vùng sâm chuyên canh 19.000ha tại 7 xã của huyện Nam Trà My. Trong đó, kinh phí kêu gọi doanh nghiệp đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng. Với số tiền lớn, với diện tích rộng và trong thời gian không dài, điều này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách từ huyện đến tỉnh, các nhà khoa học, các nhà doanh nghiệp và cộng đồng dân cư cần có sự kết nối mới tạo nên sự cộng hưởng, để đề án sớm đi vào cuộc sống.

Nguồn: báo Quảng Nam

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập285
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại820,924
  • Tổng lượt truy cập90,884,317
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây