Học tập đạo đức HCM

Triển vọng nuôi gà ta thả vườn

Chủ nhật - 13/03/2016 23:26
Với đặc điểm dễ nuôi, không mất nhiều chi phí đầu tư, ít tốn công chăm sóc…, mô hình nuôi gà ta thả vườn đang được nhiều hộ Khmer ở xã Châu Lăng (Tri Tôn) thực hiện, mang lại hiệu quả cao, giúp cải thiện kinh tế gia đình.

Tận dụng khoảng đất trống quanh nhà, năm 2015, gia đình ông Chau Sôm Hiệp (ấp An Hòa, xã Châu Lăng) quyết định mua 350 con gà ta ở xã Vĩnh Trung (Tịnh Biên) về nuôi theo mô hình thả vườn để phát triển kinh tế gia đình. Đợt đầu tiên, dù chưa có kinh nghiệm, tỷ lệ gà nuôi thất thoát khoảng 20% nhưng sau khi trừ chi phí, ông vẫn còn lãi trên 9 triệu đồng. Ông Hiệp cho biết, việc nuôi gà theo hướng an toàn sinh học có nhiều điểm tương đồng với nuôi truyền thống, là gà được thả tự do trong không gian rộng lớn. Ngoài thức ăn chính là lúa, cám thì ông còn bổ sung thêm các loại rau. Khi nuôi trong môi trường thả lang, gà còn tự kiếm các loại thức ăn khác như sâu bọ, côn trùng… để bổ sung thêm dinh dưỡng.

Theo ông Hiệp, nuôi gà theo hướng thả vườn an toàn sinh học tương đối dễ. Gà con sau khi mua về được ông nhốt riêng trong chuồng. Thời gian này, ông cho ăn thức ăn tổng hợp là chính. Sau thời gian 1 tháng, gà phát triển tốt, ông cho gà ra vườn, từ đó chuyển sang cho ăn lúa, cám và bổ sung thêm các loại rau để gà phát triển. Khi gà có trọng lượng từ 400 – 500 gram/con rất dễ bị bệnh nên phải đặc biệt chú ý. Sau khi xuất bán lứa gà cũ, phải vệ sinh kỹ chuồng trại trước khi đưa lứa mới về.

Ông Hiệp cho biết thêm, thông thường gà nuôi khoảng 3,5 - 4 tháng là có thể bán ra thị trường. Nếu chăm sóc cẩn thận, gà có thể đạt trọng lượng hơn 2kg/con. Hiện nay, giá gà bán tại chỗ từ 80.000 – 85.000 đồng/kg, những lúc cao điểm như lễ, Tết, giá cao hơn. Từ khi nuôi gà đến nay, gia đình ông đã xuất bán được 2 lứa gà thịt, mỗi lứa nuôi từ 350 con trở lên. Nhờ rút kinh nghiệm lứa đầu tiên, ông Hiệp thực hiện chăm sóc đúng quy trình, kỹ thuật và tuân thủ cách vệ sinh, xử lý chuồng trại cũng như phòng bệnh nên lứa gà sau lớn nhanh và ít bị bệnh hơn. Đặc biệt, gà nuôi chủ yếu cho ăn bằng lúa nên thịt săn chắc, thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng, đầu ra ổn định.

Không chỉ riêng ông Hiệp, mà nhiều hộ Khmer trong xã Châu Lăng cũng chọn mô hình nuôi gà ta thả vườn. Từ năm 2015, ông Chau Sóc Phú bắt đầu nuôi 300 con gà. Ông Phú nhận định, vấn đề con giống là yếu tố quyết định nên những đợt nuôi gần đây, gia đình ông thường chọn gà giống từ Tiền Giang hay Bến Tre. Theo ông, mô hình nuôi gà thả vườn không khó, quan trọng là phải thường xuyên kiểm tra, tiêm ngừa đầy đủ cho gà để phòng, chống một số bệnh như: Thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùng, đặc biệt dịch cúm H5N1. Cùng với đó, vườn thả gà cần được khoanh lưới để đảm bảo gà không tiếp xúc với mầm bệnh bên ngoài. Sau mỗi đợt xuất chuồng, phải tiến hành vệ sinh vườn và rải vôi bột khử trùng, để vườn trống khoảng 1 tháng mới thì bắt đầu thả gà cho vụ nuôi kế tiếp. “Lứa gà vừa rồi định canh ngay dịp Tết Nguyên đán để bán có giá hơn nhưng năm rồi thời tiết thất thường quá, gà bị bệnh thất thoát gần 30%, tính ra không có lãi. Rút kinh nghiệm đợt rồi, tôi sẽ chủ động hơn cho đợt kế tiếp. Sắp tới đây, tôi sẽ lập đàn mới để tiếp tục mô hình này” - ông Phú nhấn mạnh.

Từ thành công ban đầu của một số hộ nuôi, mô hình nuôi gà thả vườn đang được nhiều hộ dân trong xã Châu Lăng áp dụng theo. Song song với việc phát triển đàn gà, vấn đề phòng chống dịch bện luôn được các hộ dân quan tâm thực hiện. Theo nhận định của bà con, tuy gà ít mắc bệnh nhưng nếu không tuân thủ các quy trình chăm sóc, vệ sinh trong chăn nuôi thì nguy cơ thất thoát rất lớn. Gà nuôi trong môi trường thả vườn, khi dịch bệnh xuất hiện sẽ rất dễ lây lan, gây thiệt hại nặng nên bà con càng chú ý phòng bệnh hơn.

Nguồn: báo An Giang

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập511
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm508
  • Hôm nay88,793
  • Tháng hiện tại793,906
  • Tổng lượt truy cập90,857,299
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây