Học tập đạo đức HCM

Triển vọng từ mô hình nuôi cá tầm ở Sơn Tây

Thứ bảy - 18/07/2015 06:29
Cách đây 8 tháng, con cá tầm - loại cá có giá trị kinh tế cao đã chính thức được thả nuôi thí điểm ở huyện miền núi Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi). Thấp thỏm, lo lâu, hồi hộp từng ngày và giờ thì các cán bộ khuyến nông Sơn Tây đã có thể thở phào nhẹ nhõm với sự thành công ngoài mong đợi. Kết quả này đã mở ra nhiều triển vọng về hướng đi mới cho công tác giảm nghèo ở huyện miền núi này.
 
Cá tầm 3kg!
    
Chúng tôi cùng cán bộ Trạm Khuyến nông Sơn Tây - đơn vị được huyện giao nhiệm vụ triển khai nuôi thí điểm cá tầm, có mặt ở khu vực nuôi tại suối Bua, xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây để thực hiện thao tác thay nước cho cá. Khi mực nước chỉ còn 20cm, những chú cá tầm to như những bắp chuối rừng dồn lại, đặc quánh bám vào đáy hồ.
 

Cá tầm nuôi nuôi tại suối Bua, xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây.

Anh Trần Quý - Trạm trưởng Trạm khuyến nông xắn quần lội xuống nhẹ nhàng bắt 3 chú cá tầm bỏ vào thau nhựa khệ nệ bê lên bờ.“Có đến 10kg đấy chứ không ít” - anh Quý hồ hởi nói. Chiếc cân được để sẵn trên bờ để cân thử. Con thì hơn 3,2kg, con khác 3kg, con nhỏ nhất cũng đạt 2,7kg. Cân xong, cá tầm được thả lại xuống ao tung tăng bơi lội.
 
Dự án thí điểm nuôi cá tầm được huyện Sơn Tây triển khai vào mùa đông 2014 ngay sau khi đi học tập, nghiên cứu mô hình nuôi cá tầm ở một số tỉnh Tây Nguyên. Xác định địa hình, khí hậu có sự tương đồng với các địa phương đã nuôi cá tầm thành công, huyện Sơn Tây đã nghiên cứu, đi đến quyết định thả nuôi 500 con ở đầu nguồn suối Bua, xã Sơn Bua. Sau 8 tháng nuôi, cá đã đạt trọng lượng bình quân 2,7 – 3,5kg/con. “Đúng là thành công ngoài mong đợi. Việc thí điểm thành công, sẽ cho chúng tôi những hy vọng mở rộng mô hình nuôi cá tầm thương phẩm trong nay mai” - anh Trần Quý cho biết.
 
Triển vọng mới
    
 
Chiều ngày 6.7 vừa qua, Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây tiếp tục thả nuôi thêm 2.000 con cá tầm giống trong 300 m2 ao nuôi ở suối Bua. Trước khi thả nuôi, các cán bộ kỹ thuật đã tập trung xử lý môi trường, tiêu độc, khử trùng ao, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật nuôi cá tầm. Tổng kinh phí khoảng 800 triệu đồng. Theo kế hoạch, năm 2015 này, huyện Sơn Tây sẽ mở rộng thêm 2.000 m2 ao nuôi cá tầm nữa.
 
Một góc mô hình nuôi cá tầm ở suối Bua - Sơn Tây.
 
Anh Trần Quý – Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây cho biết: Trong quá trình chăm sóc đợt thả 2.000 con cá tầm này, cán bộ kỹ thuật của trạm sẽ tổ chức hướng dẫn và tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật nuôi cá tầm cho bà con. Theo kế hoạch trong thời gian 1 năm, số cá này sẽ xuất ra thị trường. Hiện nay, cá tầm trên thị trường khoảng 300.000 đồng/kg. Anh Quý bảo: “Giá này là có lãi lắm chứ! Nếu người dân đầu tư nuôi, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ tối đa về kỹ thuật chăm sóc”.
 
8 tháng trước, HĐND huyện Sơn Tây đã tổ chức cuộc họp bất thường để bàn và quyết nghị 2 mô hình cây, con thí điểm triển khai trên địa bàn. Đó là cây mắc ca và con cá tầm. Lúc ấy cũng có ý kiến chưa đồng tình vì e ngại điều kiện khí hậu, môi trường ở Sơn Tây không thích hợp cho 2 loại cây, con này. Thế nhưng bằng quyết tâm, Sơn Tây đã mạnh dạn đầu tư thử nghiệm.
 
Cây mắc ca thì còn tới 4 năm nữa mới có thể khẳng định được kết quả. Còn con cá tầm hôm nay, kết quả đã rất rõ ràng, cá tầm thích nghi tốt ở môi trường nuôi tại suối Bua ở Sơn Tây. Đó là đột phá trong quá trình tìm tòi, ứng dụng mô hình sản xuất mới với sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, phù hợp với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn.
 
Thanh Nhị (Báo Quảng Ngãi)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập136
  • Hôm nay34,211
  • Tháng hiện tại901,722
  • Tổng lượt truy cập90,965,115
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây