Cuối năm 2014, trong chuyến sang thăm một người bạn ở xã Đạo Trù (Tam Đảo), tình cờ ông Sỹ được đi tham quan một số mô hình trồng cây dược liệu. Ngắm nghía mô hình sản xuất quy củ, lại có hiệu quả kinh tế cao, niềm say mê với nghề làm vườn trong ông trỗi dậy.
Trở về nhà, ông Sỹ bắt tay ngay vào việc lên kế hoạch để thực hiện mô hình này tại địa phương mình. Tháng 4/2015, sau một thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng, ông Sỹ quyết định bỏ ra hơn 1,7 tỷ đồng để mua khu vườn đồi trồng vải cằn cỗi, kém hiệu quả kinh tế ở thôn Bắc Sơn.
Có đất rồi nhưng làm thế nào để biến vùng đất dốc, cằn cỗi ấy trở thành vùng đất bằng phẳng màu mỡ là điều không hề dễ dàng. Ông Sỹ cho biết: “Tôi phải thuê máy múc, ô tô để san lấp cho bằng phẳng và lựa chọn những chỗ đất tốt, tơi xốp đổ lên trên”.
San lấp được đến đâu, ông Sỹ cải tạo đất và canh tác luôn đến đó. Với diện tích gần 1.000 m2 cải tạo được trước, ông Sỹ mua giống ba kích về trồng. Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm nên số lượng ba kích của ông bị chết mất khoảng 30%.
Song, nhờ khí hậu và thổ nhưỡng của khu đất khá thích hợp nên số cây còn lại sinh trưởng và phát triển tốt. Công sức và quyết tâm làm giàu trên vùng “đất khó” của ông đã mang lại thành quả. Ngoài thu từ việc bán giống được gần 200 triệu đồng, lứa ba kích trồng đầu tiên của ông đã có một công ty về đặt mua củ với giá là 140.000 đồng/kg.
Theo nhẩm tính của ông Sỹ, với gần 4.000 gốc ba kích, mỗi gốc cho khoảng từ 1,5 - 2kg, vườn ba kích này sẽ cho thu về từ 800 - 900 triệu đồng”.
Hiện, ông Sỹ vẫn đang cải tạo đất để tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây ba kích. Ngoài ra, ông còn trồng thêm hàng nghìn cây đinh lăng, giúp giải quyết việc làm cho 3 lao động thường xuyên, với mức thu nhập 3 triệu đồng/người/tháng và từ 8 - 10 lao động thời vụ.
Đánh giá về hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây dược liệu của ông Sỹ, Bí thư Đảng ủy xã Bắc Bình Đỗ Văn Tuấn cho biết: “Với mô hình trồng cây dược liệu, ông Sỹ đã biến vùng đất hoang hóa, kém màu mỡ của xã thành trang trại tiền tỷ, giúp giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho bà con. Có thể nói, đây là mô hình khá triển vọng và có thể nhân rộng tại địa phương”.
Theo Thanh Huyền/Báo Vĩnh Phúc.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã