Học tập đạo đức HCM

Trồng giá trong phòng lạnh thu tiền triệu mỗi ngày

Thứ bảy - 29/09/2018 22:45
Tự lên mạng tra cứu thông tin, “học lỏm” phương thức làm giá đậu theo công nghệ Nhật Bản, chị Nguyễn Thị Hồng Nhung (36 tuổi, ngụ phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP Cần Thơ) đã mạnh dạn đầu tư hơn 300 triệu đồng để thực hiện ý tưởng sản xuất giá đậu từ lu sang bồn theo mô hình nhà xưởng khép kín.
  •  
Trồng giá trong phòng lạnh thu tiền triệu mỗi ngày
Chị Nguyễn Thị Hồng Nhung vui mừng bên những thành phẩm được tạo ra từ công nghệ mới

Năm 2015, bắt đầu nối nghiệp làm giá đỗ từ mẹ, tuy nhiên, cho rằng cách làm truyền thống quá rườm rà, phức tạp, hiệu quả và lợi nhuận lại không cao nên chị Nhung nảy sinh ý định tìm hiểu và học hỏi công nghệ mới để tăng hiệu quả sản xuất. Nghĩ là làm, chị lên mạng tra cứu và đã “học lỏm” được công nghệ làm giá đỗ của người Nhật. Chính công nghệ này đã giúp chị từng bước khẳng định uy tín và thương hiệu của riêng mình. 

Nói về khó khăn giai đoạn mới bắt đầu, chị Nhung chia sẻ: “Thấy cách người Nhật làm giá đỗ tui ham lắm nhưng máy móc tân tiến, trang thiết bị hiện đại, chi phí đầu tư quá đắt đỏ, không kham nổi”. Cứ nghĩ chị đã từ bỏ ý định xa vời đó. Nhưng trong “cái khó ló cái khôn”, người phụ nữ miền Tây đã “Việt hóa” các máy móc trang thiết bị hiện đại của Nhật Bản theo cách làm của mình. Chị Nhung kể, lúc đầu mua 4 bồn nhựa lớn về thử nghiệm ủ đỗ, tỉ mỉ trong từng chi tiết, chăm chút từng công đoạn. Tuy nhiên, suốt hơn 4 tháng ròng rã thử nghiệm, giá đỗ đều bị hỏng, phải bỏ đi rất nhiều, 4 bồn nhựa lớn nhưng chị chỉ thu gom được 1 sọt giá. Số vốn ban đầu không những không thu hồi được mà còn thâm hụt. Thấy vậy, gia đình ngăn cản, khuyên chị nên từ bỏ để tránh “tiền mất tật mang”.

Nhưng với ý chí kiên định, luôn tìm tòi sáng tạo, chị Nhung không bỏ cuộc. Chị tiếp tục thử nghiệm. Đến thời điểm cận Tết, do tiết chuyển lạnh, giá bất ngờ lên đẹp, tốt và cho năng suất cao. Vừa bất ngờ vừa mừng rỡ, chị phát hiện ra điểm mấu chốt la do thời tiết. Nếu ủ đậu trong thời tiết khô nóng thì rất dễ bị hỏng.

Sau đó, chị Nhung rút kinh nghiệm đã lắp đặt máy điều hòa, gắn hệ thống phun sương và bỏ ra khoảng 300 triệu để thực hiện ý tưởng sản xuất giá đỗ từ lu sang bồn theo mô hình nhà xưởng khép kín. Nhiệt độ trong nhà xưởng luôn duy trì ở mức 25 độ C để đảm bảo sự phát triển của giá. Chính sự mạo hiểm và “có gan làm giàu”, chị Nhung đã thu hoạch được những mẻ giá chất lượng vượt ngoài mong đợi. Từ thành công đó, người phụ nữ miền Tây có thêm động lực, liền mạnh dạn đầu tư mở rộng nhà xưởng. Hiện tại, chị đã có 2 nhà xưởng với khoảng 40 bồn sản xuất, hơn 60 bồn dự trữ. Bên cạnh đó, chị vẫn duy trì quy trình làm giá đỗ truyền thống với 150 lu sành nhỏ. 

Giá đậu được làm ra không những đảm bảo chất lượng mà còn tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức so với cách làm truyền thống

Từ khi áp dụng phương pháp kinh tế mới, thành phẩm làm ra không những đảm bảo chất lượng mà còn tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức so với cách làm truyền thống. “Nếu làm bằng lu mất khoảng năm ngày thì bồn chỉ mất bốn ngày. Lu chỉ chứa được 1,5 kg đậu, trong khi đó bồn ủ được nhiều gấp 10 lần. Một bồn thu được khoảng 120kg giá. Nếu giá phát triển vượt mức thì lu sẽ vỡ nhưng bồn thì không”, chị Nhung chia sẻ. Theo đó, một ngày cơ sở của chị cung cấp ra thị trường hơn 1 tấn giá cho các chợ đầu mối trên điạ bàn TP Cần Thơ và thu nhập khoảng 2 triệu đồng/ngày.

Nói về kinh nghiệm làm giá đỗ, chị Nhung cho biết: “Đỗ phải được tuyển chọn kỹ lưỡng, rửa sạch rồi đưa vào bồn. Phương thức ủ đậu cũng rất đơn giản, chỉ cần lót 1 lớp đậu thì trải 1 lớp lưới để đậu thông thoáng, mỗi ngày tưới nước 4 lần, mỗi lần 2 tiếng, cách 3 - 4 tiếng sau thì xả nước. Điều đặc biệt là trong khoảng thời gian ủ phải bật máy điều hòa để kìm hãm sự phát triển của giá, cọng giá cho ra sẽ trắng trẻo, mập mạp và có dưỡng chất cao hơn”.

Quá trình chăm sóc, tưới nước vợ chồng chị đều sử dụng hệ thống vòi sen, không cần phải mướn nhân công. Bồn ủ đậu được gắn sẵn van xả nước nên việc sản xuất dễ dàng, tiện lợi. Công việc vừa đạt hiệu quả lại nhẹ nhàng hơn trước đây rất nhiều. 

Từng bước tạo uy tín và thương hiệu của chị đã được khẳng định. Tháng 8/2016, chị Nhung đăng ký thành lập cơ sở kinh doanh và được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Cần Thơ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. 

Theo baophapluat.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập304
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại808,779
  • Tổng lượt truy cập90,872,172
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây