Học tập đạo đức HCM

Trồng lúa kết hợp với sen giúp nông dân nghèo Tháp Mười nâng cao thu nhập

Thứ tư - 18/10/2017 20:53
Tân Phước là huyện nằm trong vùng Đồng Tháp Mười (tỉnh Tiền Giang). Cư dân nơi đây đa phần đều từ các nơi khác vào khai hoang lập nghiệp, cuộc sống ban đầu nhiều khó khăn, vất vả. Nhưng nhờ chí thú làm ăn, nhạy bén trước những thời cơ và vận hội mới, biết phát huy tiềm năng vùng đất mới để xây dựng những mô hình làm ăn kinh tế hiệu quả mà nhiều nông dân nghèo khó đã dựng nên cơ nghiệp bền vững.
Nổi bật có mô hình trồng sen lấy ngó của chị Trịnh Thị Châu, cư ngụ tại xã Thạnh Hòa, huyện Tân Phước. Năm 1995, chị Châu đến  Thạnh Hòa – một xã vùng Đồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước của tỉnh Tiền Giang lập nghiệp. Ban đầu, chị gom vốn liếng được 3 cây vàng mua 3 ha; trong đó, chị dành 0,5 ha làm nhà, còn lại 2,5 ha đất trồng lúa năng suất cao mỗi năm ba vụ. Đất đai màu mỡ kết hợp với chú trọng áp dụng các biện pháp thâm canh theo khoa học nên vụ nào chị cũng bội thu. Theo chị Trịnh Thị Châu, với năng suất bình quân 70 tạ/ha/vụ, mỗi năm gia đình chị đạt sản lượng trên 52 tấn lúa hàng hóa. Sau khi bán trừ chi phí, chị còn lãi khoảng 100 triệu đồng.

Luân canh lúa – sen mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều người dân huyện Tháp Mười. Ảnh: baocongthuong.com.vn

Cùng với trồng lúa, chị Châu nhận thấy cây sen vốn đặc hữu Đồng Tháp Mười mà nhiều bộ phận đều đắc dụng, thị trường ưa chuộng, đặc biệt là ngó sen, chị đã mạnh dạn thuê thêm 12 ha đất trên địa bàn xã Thạnh Hòa để trồng sen lấy ngó. Theo chị Châu, sen dễ trồng, ít tốn công chăm sóc. Sau 2 tháng tuổi đã có thể bắt đầu thu hoạch ngó. Thời gian thu hoạch kéo dài đến tận 6 tháng.

Nói về nguồn lợi ngó sen, chị Châu phấn khởi cho biết, với 12 ha đất canh tác, mỗi ngày thu hoạch được 200 kg ngó sen, cho thu nhập 2 triệu đồng, trừ chi phí chị lãi 1 triệu đồng/ngày.

Trong vụ thu hoạch sen 6 tháng gia đình chị Châu lãi 180 triệu đồng. Sau khi dứt vụ sen, chị Châu gieo sạ tiếp vụ lúa Đông Xuân. Hàng năm, vụ lúa Đông Xuân là vụ chính, năng suất cao, chất lượng hạt lúa tốt, bán được giá. Trên diện tích 12 ha đất trồng lúa, gia đình chị đạt năng suất 80 tạ/ha và sản lượng ước gần 100 tấn lúa, trừ chi phí chị Châu còn lãi trên 170 triệu đồng.

Mỗi năm gia đình chị Trịnh Thị Châu thu lãi 450 triệu đồng từ canh tác lúa và trồng sen lấy ngó trên Đồng Tháp Mười; trong đó, có lãi 100 triệu đồng từ 2,5 ha đất nhà quay 3 vòng lúa/năm, lãi 180 triệu đồng từ trống sen lấy ngó và còn lại từ gieo sạ vụ Đông Xuân trên nền đất trồng sen.

Chị Trịnh Thị Châu cho biết, nhờ nguồn thu nhập từ lúa và trồng sen, sau hơn 20 năm vào khai hoang sản xuất trên Đồng Tháp Mười, gia đình chị đã tạo dựng nên cơ nghiệp vững bền, xây cất nhà cửa khang trang, lo lắng cho con cái ăn học thành tài vừa giúp tạo thêm công ăn việc làm cho bà con nghèo tại địa phương.

Theo ông Dương Hoàng Linh, Bí thư Đảng ủy xã Thạnh Hòa, chị Châu là điển hình phụ nữ nông thôn sản xuất, kinh doanh giỏi của tỉnh Tiền Giang. Chỉ tính riêng về trồng sen lấy ngó, chị đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động với mức thu nhập 150.000 - 200.000 đồng/ngày trong suốt chu kỳ vụ sen kéo dài 6 tháng.

Không chỉ làm giàu cho riêng mình, chị Trịnh Thị Châu còn chia sẻ kinh nghiệm trồng sen lấy ngó, giúp đỡ con giống, cho hộ nghèo quanh xóm mượn vốn liếng để áp dụng mô hình. Nhờ vậy, mô hình trồng sen lấy ngó của chị Châu có sức lan tỏa mạnh trong vùng.

Tại xã Thạnh Hòa, diện tích sản xuất theo mô hình trồng sen lấy ngó kết hợp sản xuất vụ lúa Đông Xuân (sen + lúa) đã lên đến gần 100 ha, trở thành nơi cung ứng nguồn ngó sen quan trọng cho thị trường trong ngoài tình.

Ông Dương Hoàng Linh đánh giá cao tấm gương sản xuất, kinh doanh giỏi của chị Trịnh Thị Châu, người nêu gương sáng về tinh thần khởi nghiệp sản xuất nông sản hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội trên vùng đất mới. Ngoài ra, chị Châu cũng là người hết lòng vì cộng đồng, chung sức xây dựng nông thôn mới trên quê hương Thạnh Hòa.

Cụ thể, chị Châu đã hiến khoảng 200 m2 đất để địa phương thi công tuyến đường Đông kênh Một theo chuẩn quốc gia có tổng vốn đầu tư trên 8 tỷ đồng. Dự kiến con đường hoàn thành vào cuối năm nay, giúp diện mạo nông thôn Thạnh Hòa thay đổi mạnh mẽ theo hướng ngày càng tươi đẹp, hiện đại.
Theo Minh Trí/Báo Ảnh Dân Tộc và Miền Núi.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập130
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại980,819
  • Tổng lượt truy cập91,044,212
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây