Học tập đạo đức HCM

Trồng ngô cho bò.

Thứ tư - 13/05/2015 03:33
Mô hình trồng ngô kết hợp nuôi bò ở xã Cát Tài, huyện Phù Cát (Bình Định) khá phổ biến.
Nông dân trồng ngô thu hoạch lấy hạt chế biến thành thức ăn cho bò. Bò khoái khẩu món bột ngô đầy chất dinh dưỡng nên rất chóng lớn... Đây là một trong những địa phương đi đầu chuyển đổi cây trồng, đã nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích, đặc biệt là trồng ngô non bán cho trang trại bò sữa và trồng ngô hạt làm thực phẩm nuôi bò. Ông Võ Trường Thọ, Chủ tịch UBND xã Cát Tài cho biết: Riêng vụ ĐX 2014-2015 nông dân đã trồng đến 100 ha ngô, và vụ HT này diện tích ngô tiếp tục tăng đến 200 ha. “Ngoài những diện tích trồng ngô non bán cho Cty bò sữa đóng tại xã Nhơn Tân (TX An Nhơn), bà con còn trồng ngô lấy hạt xay làm thức ăn để nuôi bò. Hiện tổng đàn bò ở Cát Tài đã tăng đến 4.500 con, 97% là bò lai. Toàn xã có 2.056 hộ dân, trừ những hộ neo đơn, còn lại hầu hết đều nuôi bò. Nhà nào nuôi bò cũng trồng ngô”, ông Thọ nói. Anh Lương Văn Thân (35 tuổi) ở thôn Hòa Hiệp cho biết: “Cứ nuôi 1 con bò là phải trồng 1 sào ngô. Do đó, đàn bò tăng là diện tích ngô tăng theo. Cây ngô không bỏ món nào, lá cho bò ăn tươi, hạt xay cho bò uống. Thậm chí chúng tôi còn tăng vụ để có ngô liên tục cho bò ăn”. Theo lời kể của anh Thân, khi cây ngô từ 2 tháng rưỡi đến 3 tháng, đã đậu trái xong, người trồng bắt đầu lặt lá ngô từ dưới gốc lên để cho bò ăn, chỉ chừa lại 3 lá gần trái ngô. Tiếp đến, khi râu ngô héo thì tiếp tục bẻ ngọn cho bò ăn. Khi trái ngô già, tiếp tục lặt nốt những lá còn lại, bò ăn đến lá ngô cuối cùng. Thân cây ngô và trái cứ đứng giữa đồng đến ngô, khi thu hoạch không cần phơi lại. “Khi đã lặt sạch lá ngô, dù cây ngô đang đeo trái đứng trên đồng nhưng nông dân đã xả nước vào ruộng và trỉa giống cho vụ mới, hạt giống được trỉa bên kia vồng đất, tránh thân ngô đang đứng. Khi thu hoạch những cây ngô đang đeo trái thì những cây ngô mới đã cao 10 cm, sau đó bón phân chuồng và phân hóa học rồi dùng cày tay cày lấp đất lên lứa ngô mới, tiếp tục chăm sóc cho vụ sau. Nhờ làm cách ấy nên nông dân ở đây làm được 3 vụ ngô/năm”, anh Thân cho hay. “Chúng tôi liên tục đưa những giống ngô mới về SX thử trên địa bàn để chọn ra những giống ngô triển vọng phổ biến cho nông dân. Trong vụ ĐX vừa qua, chúng tôi thực hiện mô hình trồng thử 3 giống ngô lai mới CP333, CP311 và CP501. Trong đó giống CP333 cho năng suất 90 tạ/ha và giống CP501 có sinh khối lớn, rất phù hợp với việc trồng ngô làm thức ăn nuôi bò”, ông Phan Sỹ Hùng. Nông dân Nguyễn Xuân Thọ ở thôn Cảnh An cho biết thêm: “Trồng ngô lấy hạt xay làm thức ăn cho bò vô cùng hiệu quả, nhất là nuôi bò vỗ béo. Nông dân ở đây đi lùng mua rẻ những con nghé đã 7 - 8 tháng tuổi nhưng gầy ốm, giá chỉ 8 - 9 triệu đồng/con về nuôi vỗ béo. Cho ăn bột ngô nghé nhanh lớn, khoảng 3 - 4 tháng sau là bán được 15 - 16 triệu đồng/con”. Theo tính toán của anh Thọ, nếu làm lúa với năng suất 300 kg/sào, hiện lúa đang đứng mức giá 5.500 đ/kg, cho thu nhập 1.650.000 đ/sào, trừ chi phí nông dân còn lãi khoảng 500.000 đ/sào. Còn trồng ngô, chỉ tính bán trực tiếp thôi đã thấy hiệu quả cao hơn. “Năng suất ngô ở Cát Tài đạt bình quân 400 kg/sào. Giá ngô hiện nay là 5.200 đ/kg, nông dân thu nhập được 2,1 triệu đ/sào ngô, sau khi trừ chi phí còn lãi 950.000 đ/sào, tăng gần gấp đôi so làm lúa. Nếu dùng ngô làm thức ăn nuôi nghé cái để làm bò sinh sản, 12 tháng sau bán con bò được 15 - 16 triệu đồng. Còn nếu nuôi bò vỗ béo thì 3 - 4 tháng sau sẽ được lãi 7 - 8 triệu đồng/con, hiệu quả hơn cả nuôi bò sinh sản”, ông Thọ tính toán. Theo ông Phan Sỹ Hùng, Phó phòng NN-PTNT huyện Phù Cát, trong vụ HT 2015, địa phương sẽ thực hiện chuyển đổi 650 ha đất trồng lúa sang trồng ngô để đối phó với hạn hán. Mô hình trồng ngô làm thức ăn nuôi bò ngày càng được nhân rộng. Trồng ngô làm thức ăn nuôi bò đang phát triển mạnh ở xã Cát Lâm, giúp nhiều hộ nông dân từ tay trắng trở nên giàu có.

 
 NongNghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập519
  • Hôm nay66,889
  • Tháng hiện tại1,259,483
  • Tổng lượt truy cập94,787,037
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây