Vườn ổi Đài Loan của gia đình ông Đặng Minh Tân ở xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu. |
Quỳnh Hồng là xã trồng ổi nhiều nhất huyện Quỳnh Lưu, hầu hết mỗi gia đình đều trồng ổi trong vườn, hộ trồng ít cũng trên 5 gốc và hộ trồng nhiều lên tới hàng chục gốc. Tuy nhiên, giống ổi người dân đang trồng là ổi thường nên hiệu quả và giá trị không cao. Năm 2012, ông Đặng Minh Tân là người tiên phong đưa giống ổi Đài Loan về trồng và khẳng định được hiệu quả ở ngay trên mảnh đất quê hương.
Ông Tân cho biết, trước đây gia đình ông trồng 50 gốc ổi thường, sau nhiều năm thu hoạch quả thấy không có năng suất, mỗi gốc chỉ hái được khoảng 50 kg quả, giá thấp. Tình cờ xem sách báo thấy có mô hình trồng ổi Đài Loan ở Bình Phước cho thu nhập cao, ông khảo sát điều kiện đất đai gia đình và quyết định ra Đại học Nông nghiệp 1(Hà Nội) để mua cây giống ổi Đài Loan về trồng thử.
Mỗi gốc ổi cho thu hoạch 140-150 kg/gốc/năm. |
Sau khi mua 80 gốc ổi Đài Loan về, ông trồng xung quanh ao cá trên diện tích 8 sào đất; cùng với đó ông trồng thêm 50 gốc ổi thường để so sánh. Sau 1 năm trồng và chăm sóc, giống ổi Đài Loan cho quả nhiều, năng suất cao hơn hẳn ổi thường. Sang năm thứ 3, ổi Đài Loan càng ra nhiều quả hơn. Với 80 gốc ổi Đài Loan, năm nay, ông Tân thu hoạch khoảng 12 tấn quả, thu nhập 240 triệu đồng/năm.
“Năm ngoái, tôi thu hoạch được hơn 120 kg quả/gốc, với giá bán 20 nghìn - 25 nghìn đồng/kg, mỗi gốc cho thu nhập 2 triệu – 2,5 triệu đồng/gốc. Năm nay, quả ra nhiều hơn nên dự tính thu nhập sẽ cao hơn...”. Ông Tân chia sẻ.
Ổi Đài Loan bình quân 3 quả/kg, ổi ăn ngọt, ít hạt nên được người dân ưa chuộng. |
Ổi Đài Loan trồng 1 năm sẽ cho thu hoạch quả, lứa đầu tiên quả ra ít, nhưng sang năm tiếp theo sẽ cho quả rất nhiều. Tuy nhiên việc làm vườn đòi hỏi sự cần mẫn, tốn nhiều công sức. Muốn ổi đạt chất lượng cao, cho trái to cần phải chăm bón từ lúc mới ra bông, thường xuyên vun gốc và xới tơi đất để rễ cây phát triển, đồng thời cắt đi những cành lá sát chân gốc để tạo thông thoáng cho cây và giúp cây nuôi trái; khi bông bắt đầu kết trái phải dùng bao ni-lon để bọc từng trái một, nhằm tránh bị côn trùng chích hoặc nấm làm thối bên trong trái. Làm như vậy, trái ổi còn có màu xanh đặc trưng đẹp mắt. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã