Học tập đạo đức HCM

Trồng rau sạch trên cát lãi trăm triệu mỗi năm

Thứ tư - 10/06/2015 00:23
Ứng dụng mô hình trồng rau VietGAP, anh Trương Công Bôn ở Hưng Mỹ, Thăng Bình, Quảng Nam, canh tác 7 sào đất cát, mỗi ngày sản xuất 150 kg rau sạch và thu lời hơn 150 triệu đồng mỗi năm.


Nhận thấy việc trồng rau theo xu hướng truyền thống tốn nhiều công, giá bán lại không ổn định, năm 2012 anh Bôn quyết định học tập mô hình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap để phát triển kinh tế gia đình.

Anh cho biết đã đăng ký học lớp trồng rau sạch tại địa phương rồi tìm tòi kinh nghiệm trên mạng, thông tin đại chúng để canh tác. "Bảy sào đất canh tác rau sạch sau khi tính chi phí mỗi năm tôi thu lời được hơn 150 triệu đồng”, anh bộc bạch.

Theo anh Bôn, việc trồng rau sạch mang lại hiệu quả cao vì đầu tư ít tốn kém, thời gian thu hoạch ngắn và thu hồi vốn nhanh. Hiện nay, với diện tích bảy sào đất, anh đã kết hợp trồng nhiều loại rau khác nhau như xà lách, ngò, rau thơm...

anh1-YMSF-ashx-4740-1423966551.jpg

Với 7 sào đất cát, mỗi năm anh Trần Công Bôn thu lời 150 triệu đồng.

Tính từ thời điểm trồng đến khi thu hoạch, anh cho biết chỉ mất từ 16 - 18 ngày. Khi tới đợt thu hoạch, anh Bôn bán cho hợp tác xã rau sạch Hưng Mỹ và các thương lái tự đến nhà thu mua. Do đó, gia đình không cần mang đi giao hay đem ra chợ bán nên tiết kiệm được chi phí và giá thành cũng rất ổn định.

Cách làm rau truyền thống là phun thuốc và bón phân hóa học nên đất xấu, chất lượng rau lại không đảm bảo. Từ khi học tập mô hình trồng rau sạch anh tận dụng được nguồn phân chuồng làm phân hữu cơ bên cạnh đó phun thuốc sinh học ngắn ngày vừa diệt sâu bệnh nhanh vừa không gây hại đến đất trồng.

Theo kinh nghiệm bản thân, anh Bôn cho rằng hai khâu quan trọng cần lưu ý là làm đất và xử lý phân bón. Bởi phân bón là phân hữu cơ, được xử lý cẩn trọng theo quy trình, đặc biệt là phải phơi cho mục rã. Việc làm đất trồng rau sạch kỹ gấp nhiều lần so với việc trồng rau truyền thống.

Ngoài ra, để cây sinh trưởng tốt, sau khi thu hoạch rau xong phải vệ sinh luống kỹ, rải vôi, làm và phơi đất. Việc phòng chống sâu bệnh và chống rét, ánh nắng được anh Bôn hết sức chú trọng. Mỗi luống rau đều được phủ mái vòm bằng lưới một cách cẩn thận. Mùa nắng mái che này có tác dụng che nắng, giữ ẩm về mùa mưa tránh bị xói đất, hư lá.

Với sự cần cù, anh Trần Công Bôn được công nhận là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện.

Theo Dân việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập143
  • Hôm nay27,140
  • Tháng hiện tại972,204
  • Tổng lượt truy cập91,035,597
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây