Năm 2017, ông Võ Văn Ten (xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu) được vinh dự bầu chọn là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn tỉnh Tây Ninh.
Bệnh khảm lá đang đe dọa diện tích trồng mì ở Tây Ninh. Ảnh Minh Dương
Nhưng thành tích của ông đã khẳng định từ nhiều năm trước đó. “Vua trồng mì” cũng là một trong những tên gọi quen thuộc mà người dân từng đặt cho ông Ten.
Khi dịch bệnh khảm lá đang de dọa trên cây mì thì toàn bộ diện tích trồng mì của ông đã được chuyển đổi sang trồng mía từ mùa vụ 2016.
“Không phải tôi biết trước dịch bệnh, mà thường xuyên luân canh là cách để tránh sâu bệnh hại trên cây trồng. Năm nay trồng mía xong đổi vụ trồng sang cây khác. Cùng một diện tích mà trồng liên tục 1 loại cây trồng quá nhiều, quá lâu sẽ bị sâu bệnh hại tấn công và thất thu” - ông Ten cho biết.
Thường xuyên luân canh và trồng nhiều loại cây là cách ông Ten giảm thiểu rủi ro trong nông nghiệp trồng trọt. Ảnh Nguyên Vỹ
Theo ông, nông dân muốn trồng cây gì thì phải hiểu thật kỹ về cây đó. Thứ hai là phải biết cách chăm sóc và tìm được nơi tiêu thụ để tránh rủi ro thua lỗ.
Trong kinh doanh nông nghiệp cũng có lúc thiếu hụt vốn. “Phải trồng nhiều loại cây, nếu cao su mất giá, thì còn có cây mía trả nợ ngân hàng. Mất cây này còn có cây khác bù vào, xoay trở liên tục để không bị hao hụt nhiều về tài chính” - ông Ten chia sẻ.
Theo Nguyễn Vỹ/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã