Học tập đạo đức HCM

Vượt khó vươn lên làm giàu

Chủ nhật - 27/05/2018 21:43
Ngoài 30 tuổi, anh Phạm Ngọc Lê, thôn Nguyệt Bói, xã Yên Tân (Ý Yên) đã là chủ một trang trại rộng lớn với vốn đầu tư lên đến hàng tỷ đồng. Anh Lê chia sẻ. “Năm 2004, tôi là một trong hai người đầu tiên ở Yên Tân mạnh dạn mua, thuê đất xây trang trại để nuôi lợn. Trong 14 năm chăn nuôi, có những năm giá lợn cao, người nuôi như chúng tôi bớt vất vả. Song không thiếu những năm dịch bệnh, giá lợn xuống đáy khiến nhiều hộ nuôi lao đao. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ phải để trắng chuồng. Tôi xác định sẽ gắn bó với chăn nuôi lợn lâu dài”.
 
Anh Phạm Ngọc Lê, thôn Nguyệt Bói, xã Yên Tân (Ý Yên) chăm sóc đàn lợn của gia đình.
Anh Phạm Ngọc Lê, thôn Nguyệt Bói, xã Yên Tân (Ý Yên)
chăm sóc đàn lợn của gia đình.

Tốt nghiệp Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Nông nghiệp Nam Định chuyên ngành Chăn nuôi thú y năm 2001. Trở về địa phương, do có nhiều kinh nghiệm, kiến thức phòng bệnh, chăm sóc cho gia súc, gia cầm anh có thời gian đi làm thú ý, điều trị bệnh cho nhiều giống vật nuôi trong và ngoài xã. Đầu năm 2004, sau khi mua được diện tích đất khá lớn, anh quyết định lập trang trại nuôi lợn. Thời điểm đó, để có tiền xây chuồng trại, anh Lê chạy vạy vay mượn từ khắp các nguồn và vay thêm từ Ngân hàng CSXH 50 triệu đồng. “Tháng 4-2005, khi chuồng trại đã chuẩn bị xong xuôi thì tháng 6 bão lớn ập vào. Cơ ngơi mới xây dựng được phút chốc đổ sập”, anh Lê tâm sự. Khó khăn những ngày đầu không làm anh nản chí. Kiên nhẫn gây dựng lại chuồng, con nuôi, anh quyết tâm mở rộng đàn. Trời không phụ công người chịu khó. Nếu năm 2004, giá lợn hơi khoảng 16 nghìn đồng/kg thì đến năm 2007 tăng lên 31 nghìn đồng/kg đã giúp anh lãi lớn, có điều kiện tái đầu tư cho sản xuất. Năm 2010 anh quyết định mở rộng trang trại theo hướng khép kín. Theo đó, anh đầu tư thêm 300 triệu đồng xây chuồng và mua 15-20 con lợn nái giống. Theo tính toán của anh Lê, trung bình 1 con lợn nái đẻ khoảng 25 lợn con/năm. Từ số lợn con này, anh có thể bán giống cung cấp cho các trang trại khác hoặc nuôi lớn thành lợn thịt. Ngoài ra, thời điểm này anh vẫn duy trì mức trên 100 lợn thịt trong chuồng. Năm 2012, trên đà thắng lớn, anh Lê tiếp tục đầu tư thêm 400 triệu đồng mở rộng chuồng trại, trong đó có 2 khu nuôi lợn thịt, 2 khu lợn nái. Ở các khu chuồng anh đều lắp đặt hệ thống phun mát trên mái và trong chuồng. Anh còn xây thêm hệ thống lọc nước cung cấp nước sạch cho đàn lợn nuôi. Trừ chi phí anh thu lãi từ 200-300 triệu đồng/năm. Tuy nhiên không phải lúc nào công việc chăn nuôi cũng thuận lợi, thậm chí có những thời điểm con lợn khiến anh cùng quẫn, kiệt quệ. Năm 2007, sau khi khôi phục lại chuồng trại sau bão, ổn định số con nuôi và thắng đậm vụ lợn đầu tiên thì đến năm 2008 dịch lợn tai xanh bùng phát ảnh hưởng nghiêm trọng đến đàn lợn của gia đình anh Lê. Năm 2013 dịch bệnh Circo, hội chứng suy giảm đa hệ thống sau khi cai sữa hay còn gọi là hội chứng còi cọc cũng gây thiệt hại lớn cho trạng trại lên đến 400 triệu đồng. Năm 2015 anh Lê mới ổn định lại đàn thì cuối năm 2016, giá lợn trên thị trường bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Nguyên nhân theo anh do người người, nhà nhà đổ xô vào nuôi lợn. Năm 2017 là thời điểm nhiều hộ gia đình nuôi lợn với quy mô lớn như anh lao đao thực sự. Giá lợn xuống đáy khiến người nuôi phải phá đàn, bán tống tháo lợn. Anh Lê nhẩm tính năm ngoái trang trại thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng. “Tuy nhiên từ khoảng đầu tháng 4-2018, giá lợn đang có dấu hiệu hồi phục dần. Hiện chúng tôi nhập bán cho thương lái với giá 42 nghìn đồng/kg lợn hơi. Đây là tín hiệu mừng cho những người muốn gắn bó lâu dài với con lợn”, anh Lê cho biết thêm. Trải qua nhiều khó khăn, thất bại trong chăn nuôi song chưa khi nào anh Lê nghĩ đến việc để trống chuồng. Năm 2017, để đối phó với tình trạng giá lợn xuống quá thấp, anh tìm cách giảm đàn, nuôi số lượng ít hơn giảm gánh nặng chi phí. Bên cạnh đó, với mục đích phát triển đàn lợn thịt sạch, không sử dụng các chất cấm, chất tạo nạc, anh Lê đã tự tìm tòi, nghiên cứu thông qua sách báo, mạng xã hội, trao đổi thông tin với những người có kinh nghiệm trong chăn nuôi thịt lợn sạch để phát triển đàn lợn của gia đình. Ngoài sử dụng cám trong chăn nuôi, gia đình anh còn tận thu các nguồn thức ăn rau cỏ quanh nhà để chăn nuôi lợn. Chính vì cách nuôi chuyên nghiệp, anh đã “giữ chân” được nhiều mối hàng do đó hạn chế những thiệt hại về giá cả. Ngoài nuôi lợn, anh Lê hiện còn nuôi thêm một số gia cầm như ngan, gà. Hiện anh duy trì thường xuyên đàn gà khoảng 100 con gà ta, 50 con ngan. Hằng năm, thu nhập từ bán ngan, gà, trứng anh thu về khoảng 30 triệu đồng. Là một trong những người đi đầu trong phong trào nuôi lợn với quy mô lớn ở Yên Tân, anh Lê chia sẻ bản thân có xuất phát điểm rất thấp. Khi mới ra trường, ngoài tấm bằng anh chỉ có nhiệt huyết muốn được làm giàu. Để có được trang trại rộng lớn như ngày hôm nay, anh phải trải qua nhiều vất vả, thất bại, thậm chí nhiều lúc đứng trước nguy cơ “trắng tay”. Vì vậy, hơn ai hết anh hiểu rất rõ những khó khăn khi bắt đầu khởi nghiệp của thanh niên. Anh mong muốn Nhà nước, các tổ chức xã hội tạo điều kiện, cơ chế cho những người trẻ như anh để họ mạnh dạn lập nghiệp, có điều kiện gắn bó lâu dài với quê hương. Điều mà thanh niên cần nhất, theo anh Lê là được hỗ trợ nguồn vốn vay, khoa học kỹ thuật và các chính sách trợ giá cho các sản phẩm nông sản.

Tính đến thời điểm hiện tại việc duy trì được đàn lợn với số lượng lớn như của hộ gia đình anh Phạm Ngọc Lê cũng là một thành công, cổ vũ những người nuôi khác gây đàn. Nỗ lực vượt khó của anh, vì vậy đáng được ghi nhận. Theo anh Lê, để thành công trong chăn nuôi, ngoài việc xây dựng chuồng trại thông thoáng, phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi. Và một điều quan trọng không thể lơ là đó là duy trì tốt chế độ tiêm phòng đầy đủ đối với vật nuôi, nhất là lợn nái và lợn giống. Không dấu “bí quyết” chăn nuôi, anh sẵn sàng chia sẻ với những người trẻ muốn đến học hỏi kinh nghiệm. Trang trại của “cựu” Bí thư chi Đoàn thôn Nguyệt Bói là nơi tham quan, thực tập của các sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Nông nghiệp Nam Định... Năm 2016, anh vinh dự được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Giải thưởng Lương Định Của dành cho thanh niên nông thôn có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường và xây dựng NTM./.

Bài và ảnh: Hoa Xuân

Nguồn: baonamdinh.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập423
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm421
  • Hôm nay66,591
  • Tháng hiện tại771,704
  • Tổng lượt truy cập90,835,097
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây