Học tập đạo đức HCM

Xuân Lai ngày mới

Chủ nhật - 17/09/2017 19:17
Về xã Xuân Lai (Gia Bình) thời gian này, mọi thứ dường như đang chuyển mình đầy tươi sáng. Những con đường phong quang, sạch đẹp, những căn nhà cao tầng mọc lên san sát, những gương mặt tươi vui, phấn khởi của người dân nơi đây như nói với chúng tôi rằng có nhiều điều đang thực sự thay đổi.
Đổi thay từ nghề truyền thống
Làng nghề mây tre đan Xuân Lai có lịch sử hàng trăm năm. Trải qua nhiều thăng trầm, nghề truyền thống được khôi phục, gìn giữ và phát triển với những dòng sản phẩm có giá trị sử dụng, tính nghệ thuật cao và mang đậm “hồn Việt”. Toàn xã có khoảng 250 hộ làm nghề, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, nhiều hộ mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị, từng bước thay thế cách làm thủ công, mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác tại các thị trường như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng và xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, EU... Tổng giá trị sản xuất từ nghề mây tre đan ước đạt 30-40 tỷ đồng/năm.
Thăm cơ sở sản xuất của nghệ nhân Nguyễn Văn Kỷ, chúng tôi thấy được quy mô, sự hiện đại của hệ thống máy móc được đầu tư tại xưởng. Dưới bàn tay khéo léo của người thợ, những cây tre, trúc trở thành những sản phẩm sinh động mang đầy tính nghệ thuật và phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người dân như thang, giường, tủ, bàn ghế, xích đu, kệ sách báo cho đến các sản phẩm tranh, bình phong, đèn khay… Nghệ nhân Nguyễn Văn Kỷ chia sẻ: “Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, chúng tôi luôn tìm tòi và vận dụng kinh nghiệm để tạo ra sản phẩm mang đậm nét văn hóa Việt, chẳng hạn như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống trên tre trúc… Với việc nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, trau chuốt các đường chạm khắc, tôn vinh nét đẹp tự nhiên, chúng tôi ngày càng tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng”.
 
 
Một góc Nông thôn mới  Xuân Lai.
 
Trong những nét đổi thay ở Xuân Lai, dễ dàng nhận ra dấu ấn đóng góp của nghề mây tre đan truyền thống. Hiện nay, các đơn vị chức năng của tỉnh đang tích cực phối hợp với địa phương xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Mây tre đan Xuân Lai. Việc làm này được kỳ vọng sẽ góp phần bảo vệ uy tín, nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất kinh doanh của làng nghề.
Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa
Trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua Xuân Lai tập trung dồn điền đổi thửa, đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi, đưa giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, đồng thời chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa không hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản (NTTS). Từ đó, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh, góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững của địa phương.
Tại khu trang trại trồng cây ăn quả kết hợp NTTS rộng hơn 5ha, anh Nguyễn Đình Triệu (thôn Xuân Lai) phấn khởi cho biết: “Khu vực này vốn là ruộng trũng, tiêu thoát nước không ổn định nên người dân thường bỏ không canh tác. Được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, năm 2016 gia đình tôi thuê đất làm trang trại, trồng gần 3.000 gốc bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ đầu tư, cải tạo tốt nên cây trồng bước đầu sinh trưởng và phát triển ổn định”.
Với mong muốn đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, gia đình anh Triệu tích cực ứng dụng KHKT vào sản xuất, tiêu biểu như: Công nghệ bơm tưới tự động giúp tiết kiệm nước, giảm lượng nhân công từ 10 xuống còn 1 người; ủ phân vi sinh lợi cho sản xuất, tốt cho môi trường, tạo ra sản phẩm an toàn… “Nếu chăm sóc tốt, sau khoảng 3-4 năm bưởi da xanh sẽ cho thu hoạch lứa đầu; cây từ 5-10 năm sẽ cho năng suất khoảng 40-100 quả/vụ; cây từ 10 năm trở lên có thể cho thu hoạch 200-300 quả/vụ. Gia đình tôi dự kiến mở rộng diện tích sản xuất lên 50ha trong thời gian tới”, anh Triệu chia sẻ.
 
 
Nghề mây tre đan mang lại cho Xuân Lai nguồn thu 30-40 tỷ đồng/năm.
 
Cùng với phát triển nông nghiệp công nghệ cao, gần 200ha NTTS ở Xuân Lai được quy hoạch sản xuất tập trung hướng tới xuất khẩu. Đặc biệt, năm 2014 xã xây dựng dự án “Đầu tư xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung”, được UBND tỉnh phê duyệt với tổng mức đầu tư hơn 35,8 tỷ đồng. Dự án được thực hiện trên diện tích khoảng 30ha với nhiều hạng mục: Xây dựng đường vào, ao NTTS có sức chứa bình quân khoảng 450.000m3, các tuyến kênh cấp thoát nước, khu xử lý môi trường, hệ thống điện… Từ khi dự án được triển khai, chính quyền và người dân Xuân Lai rất phấn khởi, kỳ vọng về một vùng nuôi với hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Qua đó góp phần tăng thu nhập và đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM).
Nỗ lực về đích Nông thôn mới
Theo Chủ tịch UBND xã Xuân Lai Nguyễn Kim Vượng, khi bắt tay xây dựng Nông thôn mới (NTM) (năm 2011), xã mới chỉ đạt 7/19 tiêu chí, trong đó hệ thống cơ sở hạ tầng, đường giao thông nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp… Nhận thức rõ vai trò người dân trong xây dựng NTM, ngay từ khi triển khai, Đảng bộ, chính quyền xã xác định phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân đóng góp và dân kiểm tra”; coi sự hài lòng của người dân là động lực thúc đẩy cho quá trình xây dựng NTM. Từ đó tranh thủ sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, vận động các nguồn lực trong và ngoài địa phương, liên hệ chặt chẽ với các nhà tài trợ, huy động nguồn lực tổng hợp để xây dựng hạ tầng nông thôn. Nhờ vậy hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư xây dựng; các phong trào văn hóa văn nghệ được nâng lên; công tác giáo dục được chú trọng, hệ thống trường lớp từng bước được thực hiện xã hội hóa, nâng cao chất lượng dạy và học… Thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 37 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,46%; toàn xã không còn nhà ở dột nát, tạm bợ… Đến nay, Xuân Lai hoàn thành 17/19 tiêu chí xây dựng NTM và đang gấp rút hoàn thành 2 tiêu chí còn lại (giao thông và trường học) để “cán đích” NTM trong những tháng cuối năm 2017.
Nếu ví quá trình xây dựng NTM của xã Xuân Lai giống như việc vẽ một bức tranh thì trên bức tranh ấy là sự hiện hữu của những gam màu tươi sáng. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự đồng lòng của nhân dân, tin rằng Xuân Lai sẽ tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới.
Theo Việt Anh-Khánh Linh/Bắc Ninh.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập273
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại807,651
  • Tổng lượt truy cập90,871,044
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây