Học tập đạo đức HCM

Câu chuyện về người nông dân khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng

Thứ bảy - 18/04/2020 22:52
Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, với ý chí quyết tâm vươn lên làm giàu, ông Phạm Văn Thắng, xã Đạo Tú, Tam Dương đã trở thành chủ của một cơ sở sản xuất tôn lợp với nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại, mỗi năm cho thu nhập nửa tỷ đồng.

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo, gia đình lại đông anh em, con đường lập nghiệp của ông Thắng không mấy thuận lợi. Học hết Trung học cơ sở, ông Thắng đã phải đi làm thuê, làm mướn đủ thứ nghề để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Mặc dù đã rất chăm chỉ làm việc và chịu khó dành dụm nhưng cuộc sống của gia đình ông vẫn chẳng thể khấm khá hơn. Thế rồi, năm 1991, ông Thắng lập gia đình, sau đó, các con lần lượt ra đời, khiến cuộc sống của gia đình ông lại càng thiếu thốn. Khó khăn, vất vả bao nhiêu, ông Thắng lại càng khát khao vươn lên thoát khỏi đói nghèo bấy nhiêu. Năm 2016, tình cờ được đi tham quan quan một số cơ sở sản xuất tôn lợp ở phố Me, thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương và phường Xuân Hòa, thành phố Phúc Yên theo chương trình của địa phương, nhận thấy đây là hướng đi khá hiệu quả, sau nhiều đêm trăn trở, ông Thắng bàn với vợ quyết định mở xưởng sản xuất tôn lợp ngay tại quê nhà. Để có vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, ông phải bán đi ½ mảnh đất đang ở và vay mượn thêm anh em, bạn bè. Sau bao nỗ lực, cố gắng, đầu năm 2017, xưởng sản xuất tôn lợp mang tên Phan Hưởng của gia đình ông Thắng chính thức đi vào hoạt động.

Thời gian đầu, xưởng sản xuất của gặp không ít khó khăn, nhất là về thị trường tiêu thụ sản phẩm.  Quy mô sản xuất nhỏ; máy móc, trang thiết bị thô sơ, chủ yếu làm bằng phương pháp thủ công nên năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, lượng khách hàng tìm đến đặt mua không nhiều, chủ yếu là người quen ở trong xã.

Để có được thị trường tiêu thụ ổn định, ông Thắng không ngồi yên một chỗ chờ khách hàng tìm đến mà chủ động tìm đến khách hàng. Ông dành nhiều thời gian, công sức để liên hệ trực tiếp với các gia đình đang xây dựng nhà và có nhu cầu làm mái bằng tôn. Cùng với đó, ông tích cực nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ những cơ sở sản xuất lớn trong và ngoài tỉnh để cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm.

Với mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, đầu năm 2018, ông Thắng mạnh dạn đầu tư gần 1 tỷ đồng để mua sắm một số loại máy móc hiện đại phục vụ sản xuất như: Máy dập tôn, dập song, máy pha tôn, máy cẩu… nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, ông đặc biệt chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Ông xây dựng quy chuẩn riêng cho từng mã sản phẩm; thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành và giám sát chặt chẽ nguyên vật liệu đầu vào. Hiện toàn bộ nguyên vật liệu đầu vào của cơ sở đều được nhập từ các đơn vị, đại lý có uy tín như: Tôn Hoa Sen; Tôn Vitek; Công ty TNHH Nhôm Việt Ý…

Nhờ chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, dịch vụ lắp đặt nhanh chóng, cẩn thận, cơ sở sản xuất tôn lợp của gia đình ông Thắng ngày càng nhận được nhiều đơn đặt hàng ở các địa phương trong và ngoài tỉnh. Doanh thu, lợi nhuận của cơ sở cũng không ngừng tăng lên. Hiện nay, trung bình mỗi tháng, cơ sở sản xuất tôn lợp Phan Hưởng của gia đình ông Thắng cung ứng ra thị trường từ 500 - 700 m2 mái tôn và hàng trăm máng nước các loại. Doanh thu bình quân đạt từ 600 - 700 triệu đồng/tháng, cho lãi khoảng 50 triệu đồng/tháng. Cơ sở đang giải quyết việc làm cho 5 lao động, với thu nhập bình quân từ 6 - 9 triệu đồng/người/tháng.

Chia sẻ về những định hướng phát triển trong thời gian tới, ông Thắng cho biết: “Gia đình tôi sẽ tiếp tục đầu tư mua sắm các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại; tích cực tiếp thị, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; phát triển thêm một số mẫu mã sản phẩm mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng”.

Thanh Huyền

Nguồn tin: vinhphuc.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập219
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm218
  • Hôm nay58,902
  • Tháng hiện tại855,600
  • Tổng lượt truy cập90,918,993
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây