Học tập đạo đức HCM

Độc đáo vùng lúa không thuốc bảo vệ thực vật

Thứ sáu - 29/01/2021 03:02
Không phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật, giảm đến 30% chi phí, chất lượng gạo an toàn hơn. Vùng sản xuất lúa 0 đồng thuốc bảo vệ thực vật đó ở đâu?
Độc đáo vùng lúa không thuốc bảo vệ thực vật

0 đồng thuốc bảo vệ thực vật

Nhiều bà con nông dân huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đã trải qua vụ sản xuất lúa thứ nhất tốn 0 đồng thuốc bảo vệ thực vật. Mắt thấy, tai nghe, tiền lời bỏ túi và bây giờ đã tin tưởng với cách làm này.

Nhiều hộ nông dân bàn tính sẽ tiếp cận cách làm độc đáo này cho những vụ lúa tới đây. Để tìm hiểu kỹ hơn về mô hình này, chúng tôi đã về xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ (Hậu Giang).

Mô hình này vừa được làm thử nghiệm trong vụ hè thu với diện tích 120 ha ở một số hộ nông dân. Từ khi gieo sạ đến thu hoạch không tốn một đồng thuốc BVTV nào. Tuy mới áp dụng lần đầu chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng những trà lúa này không thua kém gì lúa phun xịt thuốc BVTV. Đặc biệt, chi phí thấp chỉ hết khoảng 900.000 đồng/công, lúa sạch và bán giá cao hơn 1.000 đồng/kg so với lúa phun thuốc bình thường.

Anh Võ Trường Giang ở xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) cho biết: Ruộng lúa 1,3 ha của anh được làm theo quy trình sạch. Anh chỉ sử dụng sữa tươi và trứng gà pha với dung dịch Vôi Lân Địa Long để phun xịt. Ruộng lúa tuy có sâu bệnh, nhưng rất ít không đáng lo ngại. Đây là vụ đầu tiên anh làm với giống lúa ST25 và nhận thấy quá đạt yêu cầu. 

“Từ đầu vụ đến nay tôi chưa dám nghĩ tới điều này. So với trước đây sử dụng thuốc BVTV, nay với cách làm này đã giảm được 30% chi phí phân bón, thuốc BVTV. Vụ đông xuân tới, tôi tiếp tục làm theo cách này vì nó không hề có độc hại. Cắt lúa xong tôi thả vịt vào ruộng cho ăn sạch sẽ từng hạt lúa rụng cũng không lo ngại gì”, anh Giang chia sẻ. 

Anh Danh Tầu cũng ở xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) cho biết: Anh làm 50 công ruộng mùa hè thu này đạt cả về năng suất và giá thành. Theo như mọi năm, vụ hè thu cứ sạ xuống là lo ốc ăn và tốn rất nhiều công cấy dặm. Riêng năm nay anh chỉ gieo 8 kg giống/công, giảm 2 kg mà lúa lên rất đều. Được như vậy theo anh cho biết là dùng phân bón Địa Long để hạ phèn rất hiệu quả.

Phun sữa tươi, trứng gà

Ông Dương Hùng Đỗ, Chủ tịch Viện Công nghệ sinh học miền Nam giải thích: Tất cả những hương vị thơm ngon đặc trưng của sản phẩm sau thu hoạch đều phụ thuộc vào hóa học đất. Muốn làm nông nghiệp sạch bền vững phải biết đất là gì? Và yếu tố chủ đạo hình thành đất? Cây lấy gì của đất? Đất có gì cho cây? Hiện nay, cây lúa bị bệnh nhiều là do bà con lạm dụng quá nhiều NPK.

Ông Mã Hòa Khá, Giám đốc Công ty Bao tiêu Chế biến nông sản Tâm Phước. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Một trong những điều chúng ta quan tâm hiện nay làm sao giảm thiểu thuốc BVTV cho cây lúa. Làm sao vẫn bón phân nhưng giảm chi phí và năng suất không thay đổi. Chất lượng gạo cao hơn về mặt dinh dưỡng.

Điều đầu tiên chúng tôi đưa quy trình bón phân Địa Long cho cây lúa là để sản xuất nông sản sạch. Quy trình bón phân Địa Long đó là cơ chế nuôi đất. Tùy thuộc vào đất của từng địa phương mà bổ sung các khoáng chất nếu vật liệu sinh phèn quá lớn. Ở vùng đất nhiễm mặn quá cao thì bổ sung các khoáng chất cao hơn để nó đẩy Natri ra khỏi keo đất (cải tạo đất).

Nếu những vùng không bị nhiễm phèn thì ta có thể giảm chi phí phân bón xuống 30%. Vì vậy, hạt gạo bón Địa Long thơm ngon hơn gạo bình thường gấp nhiều lần.

Hạt gạo này bà con nấu ăn để hai ngày không ôi thiu. Trong khi gạo bón quá nhiều NPK để từ sáng tới chiều là ôi thiu, bởi vì nó thiếu vi lượng. Nếu ta bón dư đạm vào đất sẽ dẫn đến giảm đồng (Cu) trong cây, dư lân dẫn đến thiếu kẽm, dư kali sẽ đồng hóa magiê và Bo, dư vôi giảm sắt và măng-gan. Cây bị thiếu vi lượng dẫn đến sâu bệnh nhiều và sản phẩm sau thu hoạch không an toàn.

Bà con nhớ rằng, mỗi một công đất chỉ bón lót 30 kg Vôi Lân Địa Long vào thời điểm làm đất cuối cùng. Khi bón thúc chỉ cần 20 kg phân bón Địa Long. Còn chế phẩm sinh học, ta lấy từ 1 đến 2 kg phân bón Địa Long pha trong 10 lít nước và ngâm 12 giờ. 1 phuy ngâm từ 15 đến 20 kg phân bón Địa Long và sử dụng 15 - 20 quả trứng gà, 20 bịch sữa tươi Vinamilk quậy đều và phun trên lá để phòng ngừa sâu bệnh. 

Chế phẩm này nó vừa diệt sâu, vừa cung cấp phân bón lá cho cây, làm lá dày đứng lên quang hợp tốt, cây lúa khỏe hơn rất nhiều. Vì vậy, ruộng lúa không phải phun bất kể một loại thuốc BVTV nào. Bà con nhớ phun lúc trời mát thì khí khổng mới mở, cây mới hấp thu được dinh dưỡng.

Tư duy mới

Ông Mã Hòa Khá, Giám đốc Công ty Bao tiêu Chế biến nông sản Tâm Phước, cho biết: Công ty chúng tôi đã làm và bao tiêu lúa rất nhiều vùng. Đã sử dụng nhiều loại phân hữu cơ, nhưng không thấy phân nào đem lại hiệu quả cao bằng phân bón Địa Long của thầy Đỗ - Viện trưởng Viện nghiên cứu Sinh học miền Nam.

Theo quy trình, trong giai đoạn đầu làm đất, tôi bón lót Vôi Lân Địa Long khoảng 20 kg/công. Sau khi lúa được 25 ngày tiếp tục bón thêm một lần Vôi Lân Địa Long nữa, 20 kg/công. Sau đó, lúa đến 45 - 50 ngày sẽ bón phân bón Địa Long. Trong quá trình canh tác 100% không sử dụng thuốc BVTV. 

Giai đoạn đầu khi xuất hiện sâu cuốn lá (lúa khoảng 45 ngày tuổi) là phun sữa tươi khuấy đều với trứng gà pha với 2 kg phân Địa Long trong 10 lít nước phun đều/1 công lúa.

Lúa sau khi phun xịt, năng suất cao hơn từ 30-40% so với lúa không phun xịt. Hiện tại, giá lúa ST 24 công ty tôi thu mua từ 7.200 - 8.200 đồng/kg, tùy theo sạ hàng hay cấy.

Trong thời gian tới, công ty Tâm Phước sẽ mở rộng mô hình này ra ở các HTX để làm gạo sạch. Đặc biệt, không sử dụng phân bón hóa học, 100 phân hữu cơ sinh học, để gạo của Việt Nam xuất khẩu bền vững trên thị trường.

Ông Đỗ Tấn Trung, Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp Tấn Trung, huyện Long Mỹ, Hậu Giang, cho biết: Chi phí 1 công lúa sử dụng phân bón Địa Long chỉ hết 900 ngàn đồng, so với bón phân vô cơ lên tới 1.500 đồng. Hột gà và sữa bổ sung dinh dưỡng nên rất tốt cho cây trồng, trên đồng ruộng rất nhiều thiên địch.

Ông Trần Hoàng Nho, Giám đốc HTX Danh Tiến, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, chia sẻ: HTX đã dùng phân bón Địa Long vụ hè thu vừa qua và kết quả năng suất lúa rất đạt. Sau khi thu hoạch, HTX bán lại lúa cho Công ty Tâm Phước với giá 7.300 đồng/kg lúa. 

Mục tiêu của HTX là tiếp tục hỗ trợ các thành viên HTX đẩy mạnh sản xuất lúa hàng hóa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Vụ lúa đông xuân vừa qua, HTX đã ký kết với doanh nghiệp bao tiêu được 2.000 tấn lúa của thành viên. Hiện nay, HTX có 40 xã viên với diện tích canh tác 150 ha, chủ yếu làm giống lúa ST 24. 

Mô hình này có 120 ha từ khi sạ đến nay không tốn một đồng thuốc BVTV. Ảnh: Ngọc Thắng.

Mô hình này có 120 ha từ khi sạ đến nay không tốn một đồng thuốc BVTV.

Thực tế mô hình sản xuất lúa không phun xịt thuốc BVTV đã được một số bà con nông dân ở An Giang ứng dụng khá thành công qua 2 đến 3 vụ lúa vừa qua. Với cách làm táo bạo và hiệu quả bước đầu như vậy ở Hậu Giang, đang rất cần sự quan tâm vào cuộc của ngành chuyên môn để đánh giá và khuyến cáo nông dân.

DNP-CTV

Nguồn tin: nongthonmoithuathienhue.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập165
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại869,980
  • Tổng lượt truy cập90,933,373
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây