Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học gắn liên kết tiêu thụ

Thứ sáu - 18/12/2020 05:32
Năm 2020, từ nguồn kinh khuyến nông tỉnh, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp và nước sạch nông thôn tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lấp Vò và Tháp Mười triển khai thực hiện mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học gắn liên kết tiêu thụ với quy mô 6.000 con có 09 hộ tham gia tại 02 xã Mỹ An Hưng B (Lấp Vò) và xã Mỹ Đông (Tháp Mười) tỉnh Đồng Tháp.

Khi tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ 50% chi phí mua con giống, thức ăn hỗn hợp, vắc-xin, men vi sinh. Ngoài ra, các hộ được tham dự các khóa tập huấn về quy trình kỹ thuật nuôi, xây dựng chuồng trại phòng trị bệnh, xử lý chất thải chăn nuôi, sử dụng kháng sinh có trách nhiệm và ghi chép sổ sách nhật ký mô hình.

Qua hơn 04 tháng nuôi, gà đạt trọng lượng bình quân 1,7 kg/con, tỷ lệ nuôi sống 88%, hệ số tiêu tốn thức ăn 3,25 kg thức ăn/kg trọng lượng. Giá thành cho 1 kg thịt là 58.000 đồng, với giá bán 70.000 đồng, tổng lợi nhuận toàn mô hình là 107.712.000 đồng.

Theo ông Võ Văn Sùa, hộ tham gia mô hình tại ấp An Thạnh, xã Mỹ An Hưng B, để mô hình đạt hiệu quả cao cần phải áp dụng đúng theo quy trình kỹ  hướng dẫn của ngành chuyên môn, nhất là giai đoạn úm gà 03 tuần lễ đầu sau khi nhận gà con. Bên cạnh đó cần phải thực hiện ba sạch đó là ăn sạch, uống sạch, ở sạch và tiêm phòng vắc-xin đúng quy trình. Hạn chế mức tối đa việc sử dụng kháng sinh giai đoạn cuối để tránh tồn dư kháng sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

ga dt

Vườn chăn thả gà của hộ ông Võ Văn Sùa

Mô hình chăn nuôi gà thịt ATSH gắn liên kết tiêu thụ giúp tăng chất lượng thịt, hạn chế dịch bệnh và ô nhiễm môi trường đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó việc sử dụng đệm lót trong sinh học trong chăn nuôi làm phân hủy phân, giảm ô nhiễm môi trường, giảm công lao động trong quá trình chăn nuôi. Qua mô hình bước đầu người nông dân đã tiếp cận được quy trình kỹ thuật nuôi, được trao đổi học hỏi kinh nghiệm và đặc biệt là khâu liên kết tiêu thụ người chăn nuôi không phải lo cho đầu ra sản phẩm và yên tâm sản xuất./.

Theo Nguyễn Trí Tuệ/khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập127
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại992,777
  • Tổng lượt truy cập91,056,170
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây