Học tập đạo đức HCM

Huyện Sông Hinh: Mô hình nuôi chạch láu trong lồng đạt hiệu quả kinh tế cao

Thứ bảy - 11/04/2020 23:07
Nắm bắt được lợi thế tiềm năng này, những năm qua có rất nhiều người dân ở các địa phương khác trong và ngoài tỉnh đã đến Sông Hinh để khai thác và nuôi trồng thủy sản nước ngọt, trong đó có anh Nguyễn Thức Hoàng, quê ở tỉnh Thái Bình.
Anh Hoàng gắn với nghề nuôi cá nước ngọt đã được hơn 10 năm, 2 năm trước anh được người bạn giới thiệu và tìm đến lòng hồ thủy điện Sông Hinh để tiếp tục nghề nuôi cá nước ngọt của mình. Lý giải việc tại sao anh lại chọn lòng hồ thủy điện Sông Hinh là nơi duy trì  nghề nuôi cá nước ngọt, anh Hoàng cho biết: “ …Lòng hồ thủy điện Sông Hinh có diện tích mặt nước lớn (khoảng vài ngàn ha); 2/3 chu vi vành đai bờ hồ là rừng phòng hộ, không có bất kỳ một nhà máy hay khu công nghiệp nào tiếp giáp với hồ; chính vì vậy chất lượng nguồn nước rất tốt, không bị ô nhiễm…., đây là yếu tố quyết định cho việc thành- bại”.
 


Cách bờ khoảng 10 phút đi xuồng máy, lồng bè của anh nằm tại một eo của lòng hồ thủy điện Sông Hinh; chúng tôi đến đúng vào hôm anh thu hoạch 3 lồng nuôi cá chạch láu.

Chạch láu có tên khoa học là Mastacembelus Amatus, thân có màu xanh đậm hoặc đan sáng, sống thích nghi ở môi trường nước có độ pH từ 6,5-8, cơ thể có chiều dài tối đa khoảng 90cm; trọng lượng tối đa lên đến 01 kg, ưa sống ở tầng đáy và có chỗ trú ẩn, độ hòa tan ôxy trong nước đạt tối thiểu 5g/ml. Là loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao, với chất lượng thịt ngon, trở thành đặc sản nổi tiếng của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); người dân ở ĐBSCL tiến hành nuôi chủ yếu trên ao đất, bể xi măng, bể nổi lót bạt, chưa ai nuôi trên lồng bè. Tuy nhiên, sau nhiều lần tham quan học hỏi, anh Hoàng quyết định đưa loài vật nuôi này về lòng hồ thủy điện Sông Hinh để nuôi trong lồng; anh đã cải tiến bằng cách cho trà vào lồng làm nơi trú ẩn cho cá; đồng thời lợi dụng dòng chảy tự nhiên trong hồ để tăng cường độ ôxy hòa tan trong nước cho cá. Sau 9 tháng nuôi, với số lượng cá giống ban đầu anh thả là 3.000 con/3 lồng (1.000 con/lồng), với mật độ thả 10 con/m2, nguồn thức ăn là cá tạp xay nhỏ; anh thu hoạch được 1,8 tấn cá thịt thương phẩm (trọng lượng trung bình 600gr/1con); với giá cá anh xuất bán tại lồng cho thương lái là 330.000 đ/kg , anh đã thu được 590 triệu đồng; trừ chi phí con giống, nhân công, thức ăn và thuốc thú y, anh đã thu lãi ròng khoảng 350 triệu đồng. Anh Hoàng cho biết, cá chạch láu là loài quen thuộc ở ĐBSCL, nhưng lại là loài mới ở các vùng miền khác, tuy là loài khá khỏe, nhưng cũng rất mẫn cảm với điều kiện nước mới, đặc biệt là sự thay đổi và độ pH nước; chính vì vậy khi nuôi người nông dân phải chú ý đến nguồn nước, điều chỉnh pH nước cho phù hợp, ở môi trường nuôi lồng bè thì phải xem xét kỹ môi trường nước có đảm bảo hay không thì mới bắt tay vào nuôi.

Anh Hoàng dự định vụ tới anh sẽ thả khoảng 5.000 giống vào tháng 2 âm lịch và thu vào cận Tết Nguyên đán năm 2020 thì sẽ được giá hơn như hiện nay.

Có thể thấy, dù là loài vật nuôi mới, nhưng nếu chịu khó học hỏi và tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu kỹ thuật thì người nông dân như anh Hoàng vẫn mang lại cho mình hiệu quả kinh tế lớn trên vùng đất mới./.
Ngô Xuân Nguyên
            Trạm Khuyến nông huyện Sông Hinh 
 

Nguồn tin: sonongnghieppy.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập339
  • Hôm nay48,701
  • Tháng hiện tại845,399
  • Tổng lượt truy cập90,908,792
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây