Học tập đạo đức HCM

Lưu giữ nghề truyền thống mây tre đan Triệu Xá

Thứ hai - 09/11/2020 08:54
Từ cầu Bến Gạo, đi dọc đường đê, chúng tôi về làng nghề truyền thống mây tre đan Triệu Xá, xã Triệu Đề, huyện Lập Thạch. Cảm nhận đầu tiên là diện mạo nông thôn thay đổi rõ nét, những ngôi nhà cao tầng, nhà xây kiên cố được sơn sửa khá đẹp mắt.

Đón chúng tôi, ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND xã niềm nở: Không chấp nhận đói nghèo, những năm gần đây người dân xã Triệu Đề phát huy sự năng động, nhạy bén trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động sản xuất nên cuộc sống của người dân trong xã khấm khá hơn nhiều. Cùng với đó, chương trình xây dựng nông thôn mới tạo động lực để chính quyền và nhân dân xã đoàn kết, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, chỉnh trang đường làng, ngõ xóm, xây mới nhà cửa, đem lại diện mạo mới cho Triệu Đề.

Dẫn chúng tôi về làng nghề Triệu Xá, nơi đang lưu giữ và phát triển nghề mây tre đan của xã, ông Chiến tiếp tục câu chuyện: Xã Triệu Đề có nhiều ngành nghề phát triển mang lại thu nhập cao cho nhân dân nhưng tập trung chủ yếu ở 2 làng nghề mây tre đan và nghề hoa cây cảnh. Song song với chuyển đổi nghề, bảo đảm thu nhập nâng cao đời sống, người dân xã Triệu Đề vẫn bảo tồn và phát huy nghề truyền thống - nghề mây tre đan bao lâu nay đã nuôi sống người dân trong xã. Sự lớn mạnh của công nghệ hiện đại đã khiến cho nghề truyền thống của xã không tránh khỏi bị mai một, thế nhưng, vẫn còn đó những người bằng sự đam mê, tâm huyết với nghề đã và đang góp phần giữ gìn, bảo tồn nét tinh hoa truyền thống quê hương. Theo ông Chiến, toàn xã Triệu Đề hiện có 300 hộ với với 625 nhân khẩu đang làm nghề mây tre đan truyền thống. Bình quân mỗi hộ sản xuất trên dưới 100 sản phẩm là thúng, mủng, rổ rá, nia, mẹt... 1 tháng cho ra thị trường khoảng 18.000 sản phẩm, thu nhập bình quân từ 1,5 – 4 triệu đồng.

Mặc dù tuổi đã cao song bà Lưu Thị Hợp vẫn rất yêu nghề đan lát

Đến cổng ngôi nhà nhỏ mái ngói cổ rêu phong ẩn dưới rặng tre, từ xa, nhìn thấy bà cụ chạc ngoài 70 tuổi đang lóc những vấu tre, chúng tôi hiểu rằng đã gặp được hồn cốt của nghề mây tre đan truyền thống. Bà Lưu Thị Hợp, vóc người nhỏ thó nhưng còn nhanh nhẹn và minh mẫn nở nụ cười đôn hậu tâm sự, nhà có 6 người, 2 lao động chính đi làm xa, còn 4 người ở nhà vẫn làm nghề đan mây, tre. Bà Hợp biết đan các vật dụng như rá, rổ, nong, nia từ khi còn rất nhỏ. Bà học cách đan mây, tre từ cha mẹ truyền lại. Đến giờ, các con của bà ai cũng làm giỏi nghề đan mây tre. Song vì bảo đảm cuộc sống cho gia đình nên các con của bà đi làm công nhân và buôn bán. Còn với bà Hợp: “Nghề này đã ngấm vào máu rồi, cuộc sống có biến đổi, nhưng tình yêu với nghề không mất được...”.

Vợ chồng ông Nguyễn Văn Nhân chuốt nan đan rổ

Chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Văn Nhân ở thôn Kim Sơn, làng Triệu Xá thì trời cũng đã gần trưa. Vợ chồng ông Nhân mỗi người ngồi một góc dưới tán tre mát rượi đang thoăn thoắt đưa tay chuốt những nan tre để kết thúc công việc buổi sáng. Do sức khỏe yếu nên ông Nhân chỉ theo đuổi nghề cha ông truyền lại. Theo ông Nhân, những năm trước đây, nghề mây tre đan là công việc chính mang lại thu nhập cho người dân trong xã cũng như tạo công ăn việc làm lúc nông nhàn. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nghề mây tre đan xã Triệu Đề gặp không ít khó khăn bởi yêu cầu kỹ thuật của thị trường ngày càng cao, trong khi đó, các thợ đan lát ở đây chỉ mới đáp ứng được kỹ thuật của những mặt hàng đơn giản. Hơn nữa, ngày công làm nghề thấp, chưa đến 100 nghìn đồng/người/ngày nên chưa thu hút được lực lượng lao động trẻ theo đuổi nghề. Đa số những người còn duy trì được nghề đan lát truyền thống là người già, phụ nữ và lao động phụ. “Không làm giàu được từ nghề đan mây tre song nghề cũng không để người thợ chết đói, cứ sờ đến nong, nia, thúng, mủng là lại có tiền” - ông Nhân giãi bày.

Bà Lê Thị Nhâm trên đường đi bán hàng từ chợ về

Bao năm nay, những con đường dẫn tới các chợ quê giáp ranh với xã Triệu Đề đều được bà Lê Thị Nhâm ở thôn Lam Sơn thuộc làu từng ổ gà, khúc cua. Ngày mưa cũng như ngày nắng, bà Nhâm đều chăm chỉ mang các sản phẩm của làng nghề như nong, nia, thúng, mủng... ra chợ bán, không phải chỉ để kiếm miếng cơm, mamh áo mà đó còn là sự trân trọng, thương nhớ nghề truyền thống. Chúng tôi gặp bà Nhâm trên đường đi chợ về, với chiếc xe phượng hoàng cũ kỹ trên con đường đê quen thuộc, nở nụ cười đôn hậu, bà Nhâm tâm sự, trước đây người dân chủ yếu làm nghề nông nghiệp, các sản phẩm, vật dụng của bà như thúng, mủng, rổ rá, nia, mẹt, gầu sòng tát nước... đắt hàng như tôm tươi. Vài năm gần đây, người dân thay bằng mua hàng của bà thì chuyển sang mua các sản phẩm bằng nhôm, nhựa nên hàng ế ẩm hơn. Mặc dù vậy, mỗi phiên chợ, bà Nhâm bán hàng cũng túc tắc kiếm đủ tiền rau, thức ăn cho cả hai ông bà. “Đã ngoài 60 rồi, cái tuổi lẽ ra được nghỉ ngơi song đã thành thói quen và muốn lưu giữ sản phầm nghề truyền thống, tôi không ngồi yên được, vẫn phải đan lát và đi chợ” - bà cho biết.

Các sản phẩm của làng nghề Triệu Xá được bày bán tại sạp hàng ở thành phố Vĩnh Yên

Theo ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Đề, để lưu giữ và phát triển nghề truyền thống mây tre đan Triệu Xá, giúp những người đan lát thêm gắn bó với nghề, lầng nghề đang rất cần sự quan tâm của các cấp, ngành trong việc mở các lớp tập huấn nâng cao tay nghề, tìm kiếm đơn đặt hàng mới, mở rộng thị trường, giới thiệu sản phẩm, vinh danh nghệ nhân, thợ giỏi, tạo thương hiệu cho nghề truyền thống.

Đức Hiền/vinhphuc.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập373
  • Hôm nay66,796
  • Tháng hiện tại771,909
  • Tổng lượt truy cập90,835,302
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây