Học tập đạo đức HCM

Sau 4 cơn bão liên tiếp, các hồ chứa ở Bình Định vẫn đang thiếu nước

Chủ nhật - 22/11/2020 20:38
Sau 4 cơn bão, các hồ chứa ở Bình Định vẫn tích chưa đủ nước. Nếu từ nay đến cuối năm không còn mưa, các vụ mùa năm sau ở đây sẽ thiếu nước tưới.

Từ cơn bão số 9 đến cơn bão số 12, trên địa bàn Bình Định có mưa lớn trên diện rộng, thế nhưng mưa không xảy ra trong lưu vực các hồ chứa nên lưu lượng nước về hồ rất ít. Do đó, đến giờ này các hồ chứa ở Bình Định mới chỉ tích được khoảng 60% so với dung tích thiết kế.

Hồ Núi Một có dung tích thiết kế 110 triệu m3 nước hiện nay mới chỉ tích được hơn 60 triệu m3. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Hồ Núi Một có dung tích thiết kế 110 triệu m3 nước hiện nay mới chỉ tích được hơn 60 triệu m3. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Ngoại trừ hồ Định Bình đang vận hành theo quy trình liên hồ chứa, các hồ chứa nước lớn khác ở Bình Định hiện chưa tích đủ nước. Ví như hồ Núi Một nằm trên địa bàn xã Nhơn Tân (thị xã An Nhơn) có dung tích thiết kế 110 triệu m3 mà nay mới chỉ tích được hơn 60 triệu m3; hồ Hội Sơn nằm trên địa bàn xã Cát Sơn (huyện Phù Cát) có dung tích thiết kế 40,5 triệu m3 nay chỉ mới tích được gần 23 triệu m3; hồ Vạn Hội nằm trên địa bàn xã Ân Tín (huyện Hoài Ân) có dung tích thiết kế hơn 14,5 triệu m3 nay chỉ mới tích được hơn 8,6 triệu m3; hồ Thuận Ninh nằm trên địa bàn xã Bình Tân (huyện Tây Sơn) có dung tích thiết kế hơn 35 triệu m3 nay chỉ mới tích được hơn 26,6 triệu m3…

Thậm chí, nhiều hồ chứa nhỏ ở Bình Định hiện nay cũng chưa tích đủ nước. Ví như hồ Cẩn Hậu có dung tích thiết kế hơn 3,6 triệu m3 nay mới chỉ tích được 1,88 m3; hồ Ông Lành có dung tích thiết kế hơn 2,2 triệu m3 nay chỉ mới tích được hơn 1,6 triệu m3. Những hồ chứa nhỏ đã tích đầy nước thì có dung tích chứa rất nhỏ, nên không giải quyết được bao nhiêu diện tích cây trồng.

Mực nước trong hồ Núi Một mở chỉ ngấp nghé ngưỡng tràn. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Mực nước trong hồ Núi Một mở chỉ ngấp nghé ngưỡng tràn. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) Bình Định, nếu 15 hồ chứa lớn trên địa bàn Bình Định do công ty đang quản lý tích được 80% dung tích thiết kế thì năm sau mới tưới đủ cho hơn 60.000ha cây trồng theo nhiệm vụ tỉnh giao. Ví như hồ Hội Sơn ít nhất phải tích được 35 triệu m3 nước thì năm sau mới cung ứng đủ cho vùng tưới.

“Đối với 15 hồ chứa lớn do công ty đang quản lý hiện đã có khoảng 3-4 hồ đầy rồi, nhưng đây là những hồ nhỏ nhất, giải quyết nước tưới được cho ít diện tích cây trồng. Những hồ còn lại công ty đang đề nghị tỉnh cho đóng tràn để tích nước dần. Ví như hồ Hội Sơn hiện mới tích được 23 triệu m3, chúng tôi xin trong 10 ngày tới cho tích thêm 5-10 triệu m3. 10 ngày sau, chúng tôi sẽ căn cứ tình hình thực tế làm tờ trình xin tích thêm, chứ không dám tích đầy một lúc để đảm bảo an toàn, nhằm đề phòng mưa lũ bất ngờ. Chúng tôi chỉ mong đến ngày 15/12 các hồ chứa đều đầy thì nước tưới cho hơn 60.000ha cây trồng nằm trong hệ thống tưới của công ty trong năm sau sẽ đủ nước tưới”, ông Phú cho hay.

Mực nước trên sông Kôn tại đập dâng Văn Phong hiện đang ở mức thấp. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Mực nước trên sông Kôn tại đập dâng Văn Phong hiện đang ở mức thấp. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Cũng theo ông Phú, Bình Định đang thực hiện việc phân cấp quản lý hồ chứa theo chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, nên UBND tỉnh Bình Định đã giao cho Công ty TNHH KTCTTL Bình Định quản lý thêm 52 hồ chứa lớn và vừa nữa. Đối với các hồ này, hiện công ty chưa tiếp nhận tài liệu, nên chưa biết các thông số kỹ thuật của từng hồ, nên hiện công ty hiện đang xin Chi cục Thủy lợi Bình Định cho tích nước theo cao trình. “Ví như từ ngưỡng tràn của hồ lên đến mực nước dâng bình thường là 1m thì giờ cho tích nước dần để mực nước đạt 1 nửa cao trình. Từ ngày 15/12 trở về sau, nếu còn mưa thì chúng tôi sẽ xin tích đầy”, ông Phú nói.

Nếu từ nay đến cuối năm trên địa bàn Bình Định không còn mưa thì ắt nhiên vụ hè thu năm 2021 nhiều diện tích cây trồng ở tỉnh này sẽ bị thiếu nước tưới. Đến lúc này Bình Định sẽ lại phải khoanh vùng tưới, bỏ trống không sản xuất nhiều diện tích để giảm chi phí chống hạn.

Theo Vũ Đình Thung/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập271
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm247
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại826,357
  • Tổng lượt truy cập90,889,750
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây