Mấy năm trước, gia đình ông Huỳnh Hữu Phúc (thôn 6, xã Khánh Nam, Khánh Vĩnh) thuộc diện nghèo khó nhất của địa phương, làm lụng vất vả quanh năm nhưng chỉ thu nhập đắp đổi qua ngày.
Khoảng 10 năm trước, nhờ ông mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ Agribank để đầu tư trồng mía. Với giá cả những năm trước ổn định nên sau đó gia đình ông xuất bán và mở rộng diện tích trồng. Với tinh thần chịu khó làm ăn, học hỏi ngay sau đó ông đã có nguồn vốn trả nợ cho ngân hàng.
Nhận thấy mô hình trồng cây ăn quả mang lại kinh tế cao, gia đình ông đã vay 400 triệu đồng để chuyển 2,5ha sang trồng bưởi, chuối. Đến nay, vườn bưởi, chuối đã cho thu hoạch ổn định. Với giá bán ra thị trường 25.000 đồng/kg bưởi, 3.800 – 4.000 đồng/kg chuối, mang lại doanh thu khoảng 500 triệu đồng/năm, trừ chi phí lãi trên 300 triệu đồng.
"Ngày xưa thì ở nhà tạm mà bây giờ đã xây được căn nhà khang trang, riêng trang trại đã có hệ thống tưới tiêu bài bản và vườn bưởi sum suê nên gia đình tôi mừng lắm. Bình quân mỗi cây bưởi ít nhất cũng thu nhập được 1 triệu đồng, bởi quả to và ngon nên khách mừng lắm. Thật sự cuộc sống đỡ vất vả hơn nhờ vào nguồn vốn ưu đãi của Agribank".
Nói về nguồn vốn vay, chị Lê Thị Xuân Mai bộc bạch: "Gia đình tôi vay và trả rất nhiều lần từ nguồn vốn Ngân hàng Agribank huyện Khánh Vĩnh. Nhờ có nguồn vốn mà gia đình tôi xây dựng được trang trại mô hình kinh tế tổng hợp gồm: Chăn nuôi 20 con bò chất lượng cao, trồng 20ha mía, 2ha bưởi. Cùng với đó là hàng chục hecta rừng keo".
Chị Mai phấn khởi chia sẻ: "Trước đây, kinh tế gia đình cũng chật vật khó khăn lắm, nhưng từ khi có nguồn vốn của Agribank, gia đình tôi có cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất nông nghiệp và hiện giờ đã trở thành hộ khá giả ở địa phương. Có tiền xây nhà, mua xe ô tô tải và nuôi con cái ăn học. Riêng năm 2021, gia đình chị đã thu hoạch gần 800 tấn mía, doanh thu mang lại gần 800 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi 500 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình tôi còn thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm từ tiền trồng keo".
Ông Nguyễn Hữu Lợi – Giám đốc Agribank Chi nhánh huyện Khánh Vĩnh cho biết: "Với ưu thế mạng lưới rộng, những năm qua đơn vị đã đẩy mạnh đầu tư tín dụng, nhất là đầu tư tín dụng phục vụ phát triển "tam nông", đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Ngoài ra, nguồn vốn đã giúp cho nhiều địa phương chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân, góp phần thực hiện tốt chương trình quốc gia về nông thôn mới".
Theo ông Lợi, mặc dù hoạt động kinh doanh chi nhánh gặp nhiều khó khăn, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân. Tuy nhiên, thời gian qua đơn vị luôn chủ động cung cấp nguồn vốn tín dụng cho người dân để phát triển kinh tế. Đặc biệt, các mô hình kinh tế trang trại, gia trại, hộ cá thể đã phát huy hiệu quả vốn vay, giúp bà con vươn lên làm giàu chính mãnh đất quê hương.
Tính đến ngày 30/4, tổng dư nợ của Agribank Khánh Vĩnh trên 292 tỷ đồng. Trong thời gian tới, ngân hàng sẽ tiếp tục phát triển việc cho vay thông qua tổ liên kết, cho vay qua hộ gia đình, cá nhân, các doanh nghiệp,…
https://etime.danviet.vn/trong-buoi-nuoi-bo-nhieu-ho-co-lai-gan-nua-ty-moi-nam-20210601152640647.htm
Theo Công Tâm/etime.danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã