Học tập đạo đức HCM

4 vấn đề nóng của ngành chăn nuôi

Thứ bảy - 13/08/2016 22:22
Mặc dù chăn nuôi là ngành có tốc độ tăng trưởng tốt trong hơn nửa đầu năm nay, song theo đánh giá, đó chỉ là việc phát triển “cơ học”. Trên thực tế, chăn nuôi Việt Nam đang đối mặt với hàng loạt thách thức và nếu không hành động tái cơ cấu ngay, ngành chăn nuôi nước ta sẽ bị mất thị trường ngay tại nội địa...

Phát triển “nóng”

Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, trong 7 tháng đầu năm nay, đàn lợn cả nước tăng 2,7-3,7%; đàn gia cầm tăng 3-3,5% và được coi là những con số “bất ngờ” đối với ngành chăn nuôi. Theo Cục Chăn nuôi, tốc độ phát triển này đi “nhanh hơn dự kiến”.

 4 van de nong cua nganh chan nuoi hinh anh 1

Chăn nuôi lợn ở huyện Phù Cư, Hưng Yên đang được chú trọng phát triển mạnh. Ảnh: Việt Tùng

Việt Nam đã nhập 350.000 con bò

Thống kê của Cục Chăn nuôi cho thấy, từ đầu năm đến nay, nếu tính cả nhập tiểu ngạch, Việt Nam đã nhập đến 350.000 con bò. Theo ông Nguyễn Văn Trọng- Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, một trong những lý do ngành chăn nuôi tăng trưởng tốt đầu năm, chủ yếu là do tăng    cơ học đàn bò nhập khẩu.

 

Đặc biệt, cũng theo số liệu của Cục Chăn nuôi, chỉ trong 3 năm trở lại đây, số vốn đầu tư cho chăn nuôi lên tới gần 10 tỷ USD. Hiện tại, đang có nhiều doanh nghiệp, chủ trang trại tiếp tục xin chủ trương mở thêm nhiều trại nuôi lợn, bò nữa.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Chăn nuôi, những diễn biến trên chỉ là sự phát triển “nóng”, bởi đến bây giờ Việt Nam vẫn rất lúng túng trong vấn đề mở rộng thị trường nên có nhiều sản phẩm dư thừa không bán được. 

Vấn đề quan trọng nhất là chủ động tìm kiếm thị trường. Có thể đơn cử như thị trường thịt lợn, hiện mới chỉ phụ thuộc duy nhất vào một thị trường là Trung Quốc. Chỉ trong 6 tháng đầu năm, đã có ít nhất 200.000 tấn lợn hơi được xuất sang thị trường nước này và dự kiến đến hết năm nay con số này rơi vào khoảng 400.000-450.000 tấn lợn hơi được đưa sang Trung Quốc.

Hầu hết lợn xuất sang Trung Quốc hiện nay là qua con đường tiểu ngạch, biên mậu. Vì thế, Cục Chăn nuôi cảnh báo, nếu cứ để tình trạng buôn bán như thế này, chắc chắn sẽ xảy ra sự cố, khi đó sẽ tác động ngược lại đến chăn nuôi trong nước. Điển hình như rất nhiều lợn mỡ của Việt Nam hiện không tiêu thụ được do Trung Quốc ngừng mua.

Vấn đề tồn tại thứ hai là chúng ta rất lúng túng trong khâu chế biến và giết mổ. Hầu hết các nước muốn gia tăng giá trị gia tăng, phải qua chế biến, có như thế mới dễ xuất khẩu. Song ở Việt Nam, khâu này 2 năm qua gần như đứng yên. Vấn đề thứ ba là, rất nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào chăn nuôi nhưng lại “vướng mắc đủ thứ”, đặc biệt là đất đai, rồi cơ chế quản lý. Tồn tại cuối cùng của ngành chăn nuôi là, do phát triển nóng, nên thiếu chiến lược dài hơi.

C.P sẽ “bắt tay” với Big C để chiếm thị trường Việt Nam

Theo cảnh báo của các chuyên gia, sau khi Thái Lan mua lại hệ thống siêu thị Big C tại nước ta, các sản phẩm về thịt của Thái Lan đã mang sang rất nhiều để bán và ngành chăn nuôi nội địa đứng trước nguy cơ sẽ bị Thái Lan chiếm hết thị trường thịt trong nước, rồi người tiêu dùng phải ăn sản phẩm đắt do chính chúng ta nuôi.

Sau khi Big C về tay người Thái, tập đoàn chăn nuôi hàng đầu nước này là C.P đã xây dựng ngay chiến lược mở rộng chăn nuôi tại Việt Nam. Hiện tại C.P đang có 900 con lợn cụ kỵ và họ đang có dự kiến mở rộng lên tới 2.000 con và khoảng 15.000 con lợn ông, bà. “Như vậy, người ta sẽ có thị trường thịt lợn rất lớn ở Việt Nam. Khi C.P gắn kết với Big C mở các cửa hàng tiện ích, nếu không cẩn thận, các doanh nghiệp của ta sẽ không cạnh tranh nổi”- một chuyên gia chăn nuôi nhận định.

Tính đến thời điểm này, theo thống kê, Tập đoàn C.P đã phát triển được 3.000 trang trại chăn nuôi gia công tại nước ta và tham vọng của họ chưa dừng lại ở đó. Chính quy mô quá lớn này đã dẫn tới hệ lụy rất lớn là vấn đề môi trường chăn nuôi đang có những tác động xấu. Do đó, Cục Chăn nuôi đề xuất cần nghiên cứu những quy định về sản xuất gắn với môi trường, bởi các quy định của chúng ta về vấn đề này hiện quá lỏng lẻo.

Ngay tại Thái Lan, muốn mở bất kỳ một trại chăn nuôi nào trên nước này, phải có ý kiến Cục Chăn nuôi, thì mới được xây dựng trang trại, còn ở nước ta vấn đề này gần như tự do. Một số nước như Đan Mạch thậm chí còn quy định về mật độ nuôi với giới hạn 1,5 con lợn/ha canh tác. Còn ở Việt Nam, cứ thoải mái, anh muốn nuôi bao nhiêu thì nuôi. Chúng ta phải rà soát lại để có một chế định về môi trường trong chăn nuôi, Cục Chăn nuôi đề xuất.

Một vấn đề nữa là, hiện mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu tới 13 triệu tấn thức ăn chăn nuôi, trong đó có khoảng gần 1 triệu tấn thức ăn bổ sung, giá trị rất cao khiến chúng ta phải chi rất nhiều ngoại tệ để nhập khẩu. Do vậy, theo khuyến nghị của các chuyên gia, chúng ta phải nhanh chóng có chính sách khuyến khích phát triển nguồn nguyên liệu chăn nuôi ngay trong nước, đỡ thất thoát ngoại tệ.

Theo danviet.vn

 Tags: chăn nuôi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập512
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm503
  • Hôm nay85,800
  • Tháng hiện tại790,913
  • Tổng lượt truy cập90,854,306
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây