Học tập đạo đức HCM

“5 đúng” khi sử dụng thuốc, hóa chất phòng trị bệnh tôm

Thứ hai - 07/01/2013 23:03
Việc tuân thủ đúng nguyên tắc khi sử dụng thuốc, hóa chất phòng trị bệnh trên tôm nuôi sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm chi phí cho người nuôi.

Một là chẩn đoán đúng bệnh: Dựa vào kết quả kiểm tra tại phòng xét nghiệm hoặc từ kinh nghiệm nuôi hoặc từ cán bộ kỹ thuật địa phương, người nuôi tôm phải có được kết luận cuối cùng là “tôm đang bị bệnh gì”, “mắc bao nhiêu bệnh cùng lúc”, “tác nhân gây bệnh là gì”, “ưu tiên trị bệnh nào trước hay trị kết hợp”, “tỷ lệ nhiễm bệnh là bao nhiêu phần trăm”, “tình trạng sức khỏe tổng thể của tôm trong ao như thế nào: mạnh hay yếu”... Khi đã có được các kết quả cơ bản trên, người nuôi có thể yên tâm là đã chẩn đoán được bệnh.

Hai là dùng đúng thuốc: Người nuôi tôm phải biết được là bệnh đó cần loại thuốc nào để chữa trị, phương pháp sử dụng thế nào, những lưu ý là gì…, thì mới có thể yên tâm là đã chọn được thuốc. Tuyệt đối không được đánh đón đầu, tránh trường hợp đang có thuốc gì thì “xài” thuốc đó hay bệnh này mà “xài” nhầm thuốc trị bệnh kia... Ví dụ: Trong trường hợp bệnh đóng rong, nhớt (do nguyên sinh động vật Zoothamnium sp.) thì bà con nên xử lý theo 3 bước sau: lên kế hoạch cho tôm ăn pre-mix khoáng trong 2 ngày liên tiếp, sau là tiến hành diệt Zoothamnium sp. (sử dụng BKC), tiếp theo là kích thích tôm lột xác (sử dụng Formaline) để loại bỏ mầm Zoothamnium sp. còn dính trên vỏ, cuối cùng là cải thiện lại môi trường nước, bằng cách dùng vôi CaCO3và Zeolite keo tụ chất lơ lửng và giảm nhờn nước.

Người nuôi nên áp dụng nguyên tắc “5 đúng” cho nuôi tôm - Ảnh: Thanh Ngân

Ba là sử dụng đúng liều: Khi đã chọn đúng cần phải biết liều lượng sử dụng đối với từng bệnh, trường hợp bệnh nhẹ thì dùng liều thấp, bệnh nặng thì dùng liều cao hơn, phải xem liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất, trong nuôi tôm còn cần kết hợp với tình hình thực tế của nước ao tốt hay xấu, diễn biến thời tiết ra sao để có thể xác định được liều tốt nhất. Ví dụ: Khi môi trường ao nuôi hiện diện nhiều vi khuẩn Vibrio sp gây bệnh trên tôm, tôm bị bệnh nhiễm khuẩn thường biểu hiện theo mức độ từ nhẹ đến nặng, thì liều lượng thuốc sử dụng sẽ tăng theo mức độ bệnh, trường hợp này nên sử dụng Iodine để điều trị sẽ hiệu quả hơn và an toàn hơn cho tôm. Nếu dùng Iodine để phòng bệnh định kỳ thì liều sử dụng thường thấp hơn để trị bệnh. Cụ thể như sau: Nếu liều phòng là 1 lít/3.000 m3 nước thì liều trị là 1 lít/1.000 – 2.000 m3 nước.

Bốn là dùng đúng lúc: Là lựa chọn thời điểm sử dụng thuốc hiệu quả nhất, tức là thời điểm thuốc phát huy tác dụng cao nhất và mầm bệnh bị tiêu diệt nhiều nhất, đồng thời phải chú ý đến thời điểm tôm khỏe nhất, môi trường ao nuôi ổn định nhất. Ví dụ: Trong điều trị bệnh đóng rong, buổi sáng nắng tốt là thời điểm thích hợp nhất, vì Zoothamnium sp tăng sinh cao nhất vào buổi sáng cũng là thời điểm dễ tiêu diệt chúng nhất, tôm nuôi khỏe nhất, môi trường nước ổn định nhất, BKC phát huy tác dụng cao nhất… Vì vậy, trong điều trị bệnh đóng rong ta luôn thực hiện vào buổi sáng nắng tốt.

Năm là sử dụng đúng cách: Là phương pháp, cách thức đưa thuốc đến vị trí cần điều trị, thuốc phải đánh trúng nơi khởi phát bệnh (phải đánh ngay tận gốc), thuốc và hóa chất phải được sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Ví dụ: Khi muốn đưa men vi sinh vào đường ruột tôm thì phải trộn vào thức ăn cho tôm ăn, không đánh ra môi trường nước vì vi sinh mà người nuôi đã đưa xuống ao có thể không vào được ruột tôm. Hay muốn cải thiện nền đáy ao bằng men vi sinh thì phải sử dụng men vi sinh dạng hạt và dạng bột, nếu muốn cải thiện chất lượng nước thì chọn men dạng nước hoặc dạng bột mịn. Sản phẩm men vi sinh thương mại được bán trên thị trường, có thành phần chính là những vi khuẩn có lợi (thường được gọi là vi sinh) đang ở dạng bất hoạt, chúng cần có thời gian kích hoạt trước mới tăng sinh khối. Vì vậy để sử dụng hiệu quả phải ủ men với nước ao hoặc kết hợp nước ao với mật rỉ đường trong 12 – 24 giờ và men ủ phải được đánh xuống ao vào buổi sáng có nắng tốt.

>> Người nuôi tôm phải áp dụng nguyên tắc “5 đúng” trong suốt quy trình nuôi từ khâu cải tạo ao đến khi thu hoạch, có như vậy mới kiểm soát được ao nuôi, kiểm soát được diễn biến sức khỏe tôm, kiểm soát được chi phí đầu vào, tăng năng suất tôm thu hoạch và tăng lợi nhuận của vụ nuôi...

Th.S Nguyễn Kiều Diễm

Trung tâm KN - KN Cà Mau

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập196
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại870,858
  • Tổng lượt truy cập90,934,251
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây