Học tập đạo đức HCM

Ăn cá rô phi sẽ bị nhiễm độc: Thiếu căn cứ khoa học và thực tế

Thứ ba - 30/08/2016 23:13
Chiều 29.8, một tờ báo điện tử cho đăng bài “Lý do bạn nên dừng ăn cá rô phi ngay lập tức” , dịch từ tài liệu nước ngoài. Trước thông tin này, theo ghi nhận của NTNN/Dân Việt, các nhà khoa học, chuyên gia thủy sản và người nuôi cá rô phi phản ứng quyết liệt.

Các ý kiến đều cho rằng thông tin này sẽ làm ảnh hưởng đến việc sản xuất đặc biệt là ở vùng nuôi lớn như ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Cá rô phi giúp nhà nông làm giàu

Theo ngành nông nghiệp ĐBSCL, vùng này có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên để nuôi cá rô phi, hơn nữa, đây là loại cá ít bệnh, giá thành sản xuất thấp và cho lợi nhuận cao. Vì thế, vài năm trở lại đây, nhiều nông dân và doanh nghiệp vùng này không ngừng mở rộng diện tích nuôi. Hình thức nuôi chủ yếu là thả trong ao hầm, lồng bè hoặc trong ruộng lúa.

 an ca ro phi se bi nhiem doc: thieu can cu khoa hoc va thuc te hinh anh 1

Nông dân quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ thu hoạch cá rô phi. Ảnh: HUỲNH XÂY

Khi được hỏi có sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi cá rô phi không, ông Huỳnh Văn Hải ngụ ở xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, cho biết: Ông đang thả nuôi 100.000 cá rô phi, số cá này đang phát triển rất tốt và rất ít khi sử dụng kháng sinh. “Cá rô phi dễ nuôi lắm, lại thích nghi cả nước ngọt và lợ. Do tôi phân bố diện tích nuôi thích hợp, có cống cấp và thoát nước nên cá ít bệnh và hiếm khi phải sử dụng kháng sinh, chỉ sử dụng một lượng ít khi cá bệnh thôi” – ông Hải nói.

Nhiều hộ dân ở huyện Hồng Ngự cho biết, nuôi cá rô phi dễ hơn nhiều lần so với cá tra. “Ba năm rồi, năm nào cũng vậy, tôi lời hơn 100 triệu đồng từ việc thả nuôi cá rô phi thương phẩm. Đây là loại cá dễ nuôi, dễ bán” – bà Lê Thị Ba (xã Thường Thới Tiền) cho biết.

“Tôi rất bức xúc vì tờ báo mạng kia viết rằng thuốc trừ sâu cũng là một phần trong thực đơn ăn của cá rô phi. Không thể có chuyện đó. Tôi đi nhiều hộ nuôi cá, tôi biết ở tỉnh An Giang không có chuyện này, vì thực tế cá ăn thuốc trừ sâu thì chỉ có nước chết! Tóm lại, việc sản xuất cá rô phi trên địa bàn tỉnh vẫn ổn định, không có gì ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân” – ông Phạm Thành Quang - quyền Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản tỉnh An Giang cho biết.

Theo các nhà khoa học vùng ĐBSCL, cá rô phi rất dễ nuôi, sinh sản nhanh và có giá trị dinh dưỡng cao. Loại cá này lại có thể đáp ứng nhu cầu làm thực phẩm cho nhiều nhóm người, tầng lớp xã hội. Vì vậy, việc nuôi cá rô phi là đáp ứng theo nhu cầu tất yếu.

“Con cá rô phi rất quan trọng, nó có thể làm thực phẩm cho người nghèo và cả người giàu. Vì thịt ngon, ngọt nên ai cũng thích. Thực tế ở nhiều địa phương, dân sử dụng kháng sinh cho cá là chỉ để trị bệnh chứ không nhằm mục đích gì khác. Còn thông tin sử dụng thuốc sâu, dioxin mà báo mạng đưa, ở Việt Nam đã nghiêm cấm. Ở một số quốc gia, người ta sử dụng cách này để trị một số bệnh thông thường bên ngoài thân cá” - PGS-TS Dương Nhật Long - Trưởng Bộ môn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt, Khoa Thủy sản (Trường ĐH Cần Thơ) nói.

Sản xuất theo hướng sạch

Theo phóng viên NTNN tìm hiểu, phần lớn người dân ĐBSCL sản xuất cá rô phi đều theo hướng sạch để dễ bán và đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu.

Ông Trần Thanh Hải – Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản TP.Cần Thơ  khẳng định: Phần lớn người dân nuôi cá rô phi đều sử dụng thức ăn công nghiệp (dạng viên) chứ không phải là cho cá ăn phân của gà, vịt, lợn như thông tin tờ báo mạng kia đưa. “Diện tích cá rô phi ở thành phố tập trung nhiều ở các quận như Bình Thuỷ, Ô Môn và Thốt Nốt. Theo đó, người dân đều sử dụng thức ăn viên, tức thức ăn công nghiệp cho cá rô phi chứ không phải sử dụng phân. Nuôi bằng thức ăn công nghiệp không những làm cho con cá sạch mà giúp cá còn lớn nhanh, kháng bệnh”  - ông  Hải phân tích.

PGS-TS Dương Nhật Long cho rằng, thời gian qua, người dân ĐBSCL rất có ý thức và có nhiều kinh nghiệm trong nuôi thuỷ sản theo hướng sạch để bán được giá cao. Một số ít hộ dân nuôi nhỏ lẻ ở trong nước hoặc ở một số quốc gia nghèo, cá rô phi có ăn phân, phần thừa của động vật khác nhưng đó là cách làm tiết kiệm theo mô hình vườn-ao-chuồng.

Nhận định việc nuôi cá rô phi trong giai đoạn hiện nay rất phù hợp nên ngành chức năng các địa phương đã phối hợp với một số doanh nghiệp triển khai nuôi, xuất khẩu cá rô phi sang nhiều nước trên thế giới với các sản phẩm như: Cá rô phi nguyên con đông lạnh, phi-lê lạng da, phi-lê còn da… Được biết, giá xuất cá rô phi nguyên con đông lạnh khoảng 2,5 USD/kg và cá rô phi phi-lê khoảng 4 - 4,5 USD/kg.

Như TP.Cần Thơ, từ năm 2015, các ngành chức năng của thành phố đã phối hợp với Công ty Kbor (Hàn Quốc), Trường ĐH Cần Thơ, Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Sông Hậu triển khai dự án thử nghiệm nuôi cá rô phi chất lượng cao. Đến nay, dự án đã đạt những kết quả bước đầu, mở ra nhiều triển vọng mới cho nghề nuôi cá rô phi thay thế một phần sản lượng cá tra xuất khẩu.

PGS-TS Dương Nhật Long khuyến cáo: “Giá thành sản xuất cá rô phi ở ĐBSCL là từ 27.000-30.000 đồng/kg trong khi đó giá sản xuất loại cá này ở Trung Quốc chỉ  từ 24.000-24.300 đồng/kg. Ngoài ra, khi xuất khẩu, cá rô phi Trung Quốc được trợ giá 14.000 đồng/kg, ở ta thì không được hỗ trợ. Vì vậy, việc mở rộng diện tích nuôi ở ĐBSCL cần phải hết sức thận trọng, người nuôi phải tận dụng tối đa hiểu biết về kỹ thuật nuôi để hạn chế chi phí sản xuất đến mức thấp nhất, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu...

Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập361
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm358
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại819,645
  • Tổng lượt truy cập90,883,038
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây